Trung Quốc dùng “bẫy nợ” để kéo hàng chục nước nghèo, không có khả năng thanh toán vào quỹ đạo phục vụ chiến lược kinh tế – quân sự, điển hình là Papua New Guinea (PNG). Điều này đồng nghĩa với vị thế và quyền lợi của Úc đang bị đe dọa, theo Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đưa tin.
Thâm hụt ngân sách của PNG hiện được dự báo là hơn 7 tỷ Kina (2,7 tỷ Úc), trong tổng ngân sách chi tiêu là 18 tỷ Kina (7 tỷ Úc). Chính phủ PNG vẫn chưa đưa ra hướng giải quyết để bù đắp cho khoản thâm hụt. Vì vậy, tình trạng thâm hụt trên thực tế có thể còn cao hơn so với số liệu dự báo, theo ASPI.
Tóm tắt nội dung
Các khoản nợ lên tới hàng tỷ đô chỉ riêng ở lĩnh vực truyền thông
Bộ trưởng doanh nghiệp nhà nước, ông Muthuvel, gần đây tiết lộ rằng PNG nợ Ngân hàng Exim của Trung Quốc hơn 1,6 tỷ Kina (621 triệu đô la Úc) chỉ riêng cho các dự án truyền thông – hầu hết đều do Huawei thực hiện.
Telikom, một công ty truyền thông thuộc sở hữu của chính phủ PNG, đang thua lỗ nặng nề bởi có liên quan đến các dự án mà Huawei thực hiện. Các khoản nợ của công ty được báo cáo là hơn 2 tỷ Kina (777 triệu đô la Úc).
Các khoản vay bao gồm gần 1 tỷ Kina (388 triệu đô la Úc) cho tuyến cáp thông tin liên lạc dưới biển Kumul nối các trung tâm chính của PNG. Dự án này bị chỉ trích nặng nề. Vào tháng 5 năm ngoái, tuyến cáp bị đứt nhiều lần vì không tính đến ảnh hưởng do động đất gây ra.
Ngoài ra, khoản vay 200 triệu Kina (75 triệu đô la Úc) từ Ngân hàng Exim được chi tiêu cho trung tâm dữ liệu quốc gia, bên cạnh đó cũng phải trả cho Huawei như là phí dịch vụ. Nhưng theo báo cáo, trung tâm này không chỉ tiềm ẩn rủi ro bảo mật mà còn hầu như không hoạt động, khiến bộ trưởng có liên quan đề nghị PNG không cần phải trả lại khoản nợ này.
Sau đó là dự án nhận dạng quốc gia PNG do Trung Quốc tài trợ. Tuy nhiên, dự án này cũng không khả thi khi chỉ có một triệu (trong số tám triệu) công dân của PNG có thẻ căn cước. Hiện chính phủ PNG đã tạm dừng dự án do đại dịch Covid-19.
Papua New Guinea nợ Trung Quốc: Nợ này chưa xong, nợ khác lại đến
Dự án phát triển Sân bay Quốc tế Kavieng ở New Ireland đang được tiến hành với chi phí gần 200 triệu Kina (78 triệu đô la Úc). Việc chi trả 500 triệu Kina (194 triệu đô la Úc) cho dự án phát triển đường cao tốc ở cao nguyên nước này cũng đang được tiến hành. Ngoài ra, việc xây dựng khu phức hợp tòa án quốc gia đặc biệt đang diễn ra chậm tiến độ với chi phí ít nhất là 480 triệu (186 triệu đô la Úc). Các dự án này đều được thực hiện bởi các công ty thuộc chính phủ Bắc Kinh.
Vài năm trước, Tập đoàn Năng lượng Thâm Quyến và Sinohydro đã được PNG Power lựa chọn để tiếp tục vay vốn cho việc xây dựng dự án thủy điện Ramu 2. Dự án có chi phí ít nhất là 8 tỷ Kina (3,1 tỷ đô la Úc).
Một khoản vay như vậy gần như chắc chắn sẽ vượt quá khả năng hoàn trả của PNG Power. Hiện dự án đã bị đình trệ, dẫn đến việc các nhà thầu đe dọa sẽ hủy bỏ nó.
Úc ra sức viện trợ Papua New Guinea, gây áp lực chống lại chính quyền Bắc Kinh
Chính phủ Úc đã gây áp lực mạnh mẽ tới nhà cầm quyền Trung Quốc để chống lại “chính sách ngoại giao bẫy nợ” vô lý. Đồng thời, Úc cũng đưa ra các giải pháp thay thế cho PNG. Úc đề xuất tiến hành xây dựng các đập thuỷ điện nhỏ hơn và sẽ do nước này tài trợ.
Cuối năm ngoái, Úc đã cho chính phủ PNG một khoản vay trị giá khoảng 1 tỷ Kina (388 triệu đô la Úc), và cho phép nước này gia hạn việc trả nợ. Bên cạnh đó, Úc tiếp tục viện trợ tài chính cho PNG khoảng 50 triệu Kina (19 triệu đô la Úc).
Nếu Trung Quốc gây áp lực buộc PNG phải trả nợ ngay lập tức với con số hàng tỷ đô la cho các dự án, PNG sẽ bị đẩy đến hoàn cảnh mất nước, theo đánh giá của ASPI.
Ngoài ra, Úc cũng tiến hành áp dụng trước các loại nhượng bộ mà Trung Quốc có thể lấy từ PNG để đổi lại các khoản gia hạn hoặc xóa nợ.
Thâm hụt ngân sách của chính phủ Úc và nợ quốc gia do tác động từ dịch Covid-19 đã gây ra trở ngại trong việc đưa ra bất kỳ quyết định nào giúp PNG, ít nhất là trong tương lai gần.