Bản đồ nước Nga là lời giải mã cho nỗi sợ hãi của người Nga. Nó lý giải cho động cơ của Tổng thống Nga Putin ở Ukraine và Syria. Cuộc xung đột giữa Nga và các nước phương Tây thực chất là về địa lý chứ không phải là ý thức hệ. Trong suốt 4 năm nhiệm kỳ của mình, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện những chiến thuật để kiềm chế Putin.
Tóm tắt nội dung
Vì sao Nga tấn công Ukraine? Địa lý là nỗi ám ảnh của người Nga
Nga, quốc gia lớn nhất thế giới về diện tích đất liền, vượt trội nhất cả châu Âu lẫn châu Á và bao gồm các dạng địa hình phức tạp rừng, hồ, sông, thảo nguyên đóng băng và núi.
Quan sát trên bản đồ, chúng ta sẽ thấy, ở vùng viễn đông, địa lý bảo vệ họ: không có nhiều thứ để tấn công ở Siberia ngoại trừ tuyết. Mặt khác, Moscow lại ở phía tây, cho nên nếu có đối thủ tấn công Nga từ phía Đông, để đến được Moscow, trước hết họ cần những tuyến đường tiếp tế dài hàng nghìn dặm, và điều này khiến họ rất dễ bị phục kích, phản công. Họ cũng sẽ phải vượt qua dãy Ural. Trong lịch sử, rất ít đội quân có thể làm được như vậy. Về cơ bản, không thể đến Moscow thông qua Siberia.
Còn từ nếu đến từ phía nam cũng có một vấn đề tương tự; hoặc bạn phải đi qua Kazakhstan, một đồng minh của Nga, hoặc từ Trung Đông, băng qua dãy núi Caucasus, một dãy núi khác mà ít quân đội có thể vượt qua.
Tuy nhiên, có một lỗ hổng lớn đối với khả năng phòng thủ địa lý của Nga đó là: Đồng bằng Bắc Âu. Đồng bằng hoàn toàn bằng phẳng này, trải dài từ Pháp đến Urals, đóng vai trò như một cái phễu mà quân đội có thể dễ dàng đi qua để đến Moscow. Phía Tây chính là điểm yếu chiến lược phòng thủ của Nga. Trong 500 năm qua, Nga đã nhiều lần bị xâm lược từ phía tây. Người Ba Lan đến Đồng bằng châu Âu vào năm 1605, tiếp theo là người Thụy Điển dưới thời Charles XII năm 1707, người Pháp dưới thời Napoléon năm 1812, và người Đức – hai lần, trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, vào năm 1914 và 1941.
Ý thức được điểm yếu chiến lược của mình là phía Tây, vào thế kỷ 18, Nga, dưới thời Peter Đại đế – người đã thành lập Đế chế Nga vào năm 1721 – và sau đó là Hoàng hậu Catherine Đại đế, đã mở rộng đế chế về phía tây, chiếm đóng Ukraine và đến Dãy núi Carpathian. Họ đã tiếp quản hầu hết Lithuania, Latvia và Estonia – từ đó nó có thể phòng thủ trước các cuộc tấn công từ Biển Baltic. Và như vậy đất nước này đã được bao quanh bởi một vòng tròn khổng lồ; bắt đầu từ Bắc Cực, nó đi xuống vùng Baltic, qua Ukraine, đến Carpathians, Biển Đen, Caucasus và Caspian, quay ngược trở lại Urals, rồi vòng lên Bắc Cực.
Trải theo dòng lịch sử, khi nhà nước Xô Viết cầm quyền, họ đã để mất đi phần đệm của Nga ở phía tây, nơi có thể bảo vệ được đồng bằng Bắc Âu và Moscow.
Kể từ những năm 1990, Nga đã theo dõi NATO ngày càng tiến gần hơn, bao gồm các quốc gia trước đây thuộc Khối Hiệp ước Warsaw như: Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Bulgaria, Romania, Slovakia và các nước Baltic (Latvia, Lithuania, và Estonia) nay đã có 1 số nước đã tham gia vào NATO. Điều này khiến Nga rất lo lắng.
Lý do cho lo lắng đó là vì thiếu vùng đệm. Trong quá khứ, vùng đệm là thứ đã bảo vệ họ khỏi Hitler khi hắn cố gắng đi qua Ukraine, tấn công Nga. Mất bộ đệm đó, Nga cực kỳ dễ bị tổn thương nếu có ai đó chọn tấn công nước này. Kể từ đầu thế kỷ 18, Nga đã có một vùng đệm gồm các quốc gia bao gồm các nước Baltic, nhưng hiện họ lại đang là một phần của NATO, Belarus ngày càng trở nên trung lập và Ukraine hiện đang trên con đường gia nhập NATO.
Chính vì thế mà Nga luôn cho rằng, sự tồn tại của NATO thời hậu chiến tranh lạnh là không cần thiết, và việc mở rộng về phía biên giới của Nga là một hành động khiêu khích có chủ ý.
Như vậy, nỗi lo sợ của ông Putin là mất đi vùng đệm thì nước Nga sẽ bị tiêu diệt bất kỳ khi nào. Đó là lý do vì sao ông ta phải đi nước cờ sống còn ở Ukraine, bất chấp mọi giá. Cốt lõi của xung đột giữa Nga và các nước Tây là cuộc đụng độ về địa lý, chứ không phải về hệ tư tưởng.
Và chính quyền Biden đã rất yếu kém khi xử lý vấn đề này. Về cơ bản, ông ấy không hiểu Putin. Dẫn tới việc, các nước phương Tây đã đẩy Ukraine vào khói lửa bom đạn.
Và cựu Tổng thống Trump đã chỉ trích chính quyền Biden về xử lý vấn đề của Ukraine. Trong 4 năm cầm quyền của mình, cựu Tổng thống Trump đã thực hiện 5 chiến thuật sau để giữ Nga trung lập.
Thứ 1. Xác định chính xác mục tiêu
Chính quyền Trump đã khá rõ ràng và thẳng thắn về điều này – Trung Quốc là mối đe dọa chính mà Mỹ phải chống lại. Vì tham vọng của Trung Quốc và vì ý thức hệ mà Trung Quốc muốn bao phủ toàn cầu. Do đó, các nguồn lực đã được chuyển hướng sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ngăn chặn Trung Quốc. Năm 2020, chính quyền Trump thậm chí còn giảm quân số ở Đức, một trong những đồng minh quan trọng tại NATO. Chính quyền Trump thậm chí đã nói rõ rằng, quân đội đang được “bố trí phù hợp” để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.
Vì vậy, Nga chưa bao giờ cảm thấy rằng Mỹ đang cố gắng làm xáo trộn cán cân quyền lực ở Đông Âu. Vì lợi ích của việc tập trung vào Trung Quốc, ông Trump đã tránh vấn đề Ukraine và không bao giờ leo thang nó. Vì vậy, Nga đơn giản là không có lý do để phản ứng.
Thứ 2. Cán cân ngoại giao
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump đã đạt được sự cân bằng mà ông Biden đã không đạt được. Ông Donald Trump chưa bao giờ tỏ ra khiêu khích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và khi cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Yovanovitch có xích mích với Trump vào năm 2019, bà đã bị sa thải ngay lập tức.
Tổng thống Trump không bao giờ được coi là hung hăng một cách không cần thiết về vấn đề này. Mặt khác, ông Biden được cho là tích cực hậu thuẫn và xúi giục chính phủ Zelensky ở Ukraine. Đây là lý do tại sao Nga đã hành động theo những cách hoàn toàn khác.
Thứ 3. Hỗ trợ quân sự
Đối với Nga, một trong những lo ngại chính là sự trợ giúp quân sự của phương Tây cho Ukraine. Họ muốn tránh bất kỳ sự can dự quân sự nào của Mỹ và các cường quốc phương Tây khác trong khu vực lân cận.
Trong thời Trump, viện trợ quân sự cho Ukraine đã bị đóng băng. Bất chấp việc Quốc hội Mỹ dành hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nước láng giềng của Nga không nhận được bất kỳ nguồn cung cấp quân sự đáng kể nào từ phương Tây.
Một lần nữa, đối với Nga, điều đó có nghĩa là không có mối đe dọa sắp xảy ra trong khu vực lân cận và ông Putin không cần phải phản ứng bất thường.
Thứ 4. Luật sư Giuliani được giao trách nhiệm về chính sách của Mỹ đối với Ukraine
Ông Trump đã đặt vấn đề nhạy cảm Ukraine vào tay luật sư Rudy Giuliani. Ông ấy được chọn làm đầu mối liên hệ với Tổng thống Ukraine Zelensky. Ông Giuliani đã không đưa ra những nhận xét thiếu thận trọng có thể tạo ra bất kỳ xích mích nào giữa Nga và Mỹ hoặc Ukraine.
Về phần mình, Nga nhận ra rằng ông Giuliani không làm tăng thêm làn sóng chống lại Moscow ở mặt trận Ukraine. Và chính vì nhận thức này mà ông Putin không cảm thấy cần thiết phải đi theo con đường quân sự.
Thứ 5. Liên quan tới Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
Ông Trump không có gì phải giấu giếm ở Ukraine. Vì vậy, ông cũng không cần phải xoa dịu chính phủ Ukraine hay khiến ông Zelensky cảm thấy rằng Mỹ đang dành sự quan tâm đặc biệt cho Kyiv.
Mặt khác, Tổng thống Joe Biden phải đối mặt với một vấn đề gây tranh cãi về mặt chính trị – hồ sơ Hunter Biden. Có những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các giao dịch tài chính của Hunter Biden ở Ukraine và Trung Quốc. Hunter Biden cũng đang bị điều tra liên bang. Và ở Hoa Kỳ, đây là một vấn đề chính trị lớn.
Ông Biden không muốn mọi thứ nổ tung nếu có bất kỳ thông tin nào từ Ukraine. Đây là lý do tại sao ông ấy dành quá nhiều sự quan tâm cho Ukraine, quốc gia mà ông Putin coi là một mối đe dọa lớn. Cuối cùng, đã dẫn đến tình thế như hiện tại, Nga đang chiến tranh với Ukraine.
Vì sao Nga tấn công Ukraine, hay cụ thể là “vì sao Nga tấn công Ukraine dưới thời Biden chứ không phải thời Trump”, là một điều đáng suy ngẫm. Cuộc chiến đang diễn ra, cướp đi sinh mạng của nhiều người và tạo ra mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.