Tân Cương giữ vị trí quan trọng trong tham vọng địa chính trị của Trung Quốc. Vùng đất này lại là đầu mối chiến lược của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, vùng này luôn có những vấn đề đe dọa đến tham vọng của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Trung Quốc muốn trở thành một quốc gia bá chủ toàn cầu. Để thực hiện được tham vọng này, Trung Quốc cần cả sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự và khả năng thể hiện sức mạnh của mình ra bên ngoài.
Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Cùng với tiềm lực tài chính, Bắc Kinh mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu, một phần thông qua cuộc hành quân về phía Tây với các dự án như Một vành đai, Một con đường.
Trong khuôn khổ này, khu vực Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc giữ vị thế then chốt trong chiến lược của Bắc Kinh.
Tóm tắt nội dung
Tân Cương giữ vị trí quan trọng trong tham vọng địa chính trị của Trung Quốc
Tân Cương rất giàu tài nguyên năng lượng, có diện tích chiếm 17% lãnh thổ Trung Quốc. Mặc dù là một trong những thực thể hành chính nghèo nhất Trung Quốc, nhưng tài nguyên của khu vực này lại là tiềm lực cần thiết cho nền kinh tế Trung Quốc. Tân Cương không chỉ có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, biên giới của nó còn tiếp giáp với với các quốc gia Trung Á vốn cũng giàu tài nguyên thiên nhiên.
Mặt khác, Tân Cương có vị thế chiến lược đối với Trung Quốc. Năm 2013, Tập Cận Bình đã công bố dự án Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa. Dự án này giúp kết nối Trung Quốc với Trung Á và Châu Âu thông qua một số cơ sở hạ tầng và xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc. Khi này, Tân Cương trở thành trung tâm thương mại với Trung Á và nó quyết định sự thành công của đại dự án “Vành đai Con đường’ của Trung Quốc.
Hơn nữa, Tân Cương đang đóng một vai trò quan trọng trong Hành lang Á-Âu vì sáu trong số tám tuyến đường sắt Trung-Âu bắt nguồn từ khu vực này.
Vì vậy, đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc, khu vực này cần thiết. Nguyên nhân chính khiến Tân Cương là điểm quan trọng vì: nó giàu tài nguyên năng lượng; Nó đóng vai trò là vùng đệm phía Tây Bắc bảo vệ vùng lõi địa chính trị của Trung Quốc; Nó là cửa ngõ để đến Trung Á và Trung Đông. Do đó nó đại diện cho một điểm nối thiết yếu trên đất liền của các tuyến đường hướng tới châu Âu.
Vì những lý do này, nếu Tân Cương có sự bất ổn thì nó có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho các lợi ích kinh tế của Bắc Kinh.
Về mặt quân sự, Tân Cương có biên giới với Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan,Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, và Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, nước này lại không có quan hệ tốt với cả Nga và Ấn Độ, cùng với những làn sóng phản đối Trung Quốc ở các nước Trung Á. Nếu Tân Cương bất ổn, thì những lực lượng quân sự lân cận đều có thể kết hợp với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương có thể làm tổn hại tới Trung Quốc.
Khu vực Tân Cương bị coi là mầm hoạ trong con mắt của nhà cầm quyền Trung Quốc
Nhằm kiểm soát Tân Cương theo cái gọi là “ổn định trật tự”, chính quyền Trung Quốc đã tìm mọi cách để áp đặt lên vùng đất này. Một trong những biện pháp của chính quyền Trung Quốc là Hán hoá. Từ năm 2000, Bắc Kinh khuyến khích làn sóng người Hán (dân tộc chính của Trung Quốc) vào khu vực này để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trên thực tế, người Hán tập trung ở phía bắc, nơi có các mỏ dầu chính. Sự chung sống giữa người Hán và những người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số nói tiếng Turk và theo đạo Hồi, là không hòa hợp. Đây là là gốc rễ của tình trạng hỗn loạn và bất ổn trong khu vực Tân Cương.
Ngoài ra, Tân Cương là một khu vực nhạy cảm đối với Trung Quốc do gần với Afghanistan và Pakistan, nơi có một số lượng lớn các nhóm khủng bố. Những lực lượng này có thể tạo cảm hứng cho các phong trào ly khai và thành lập một Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Và điều đó khiến Tân Cương trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự hình thành của các nhóm khủng bố như Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan và Đảng Hồi giáo Turkestan. Hầu hết nhiệm vụ của những lực lượng này lại chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công ở Trung Quốc.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho phần trung tâm này của chương trình kết nối Á-Âu, Trung Quốc cần củng cố sự ổn định và quyền cai trị của họ ở Tân Cương. Bắc Kinh áp đặt các biện pháp giám sát chặt chẽ biên giới giữa Tân Cương và các nước Trung Á để ngăn chặn sự trở lại của các chiến binh thánh chiến người Duy Ngô Nhĩ. Những người này trong những năm qua đã gia nhập Nhà nước Hồi giáo hoặc al-Qaida.
Thước phim chấn động thế giới về cuộc sống của người Duy Ngô Nhĩ
Những trại tập trung quy mô lớn được xây dựng để giam giữ những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ. Họ là nguồn lao động giá rẻ mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã sử dụng. Nơi đây, những người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù, bị tước bỏ quyền làm người tối thiểu.
A Uyghur Child separated frm his family has been pushed into fields for coercive labour as part of China's vile campaign against Uyghurs.
Where HR watchdogs sleeping?#ChinaExposed@save_children@kakar_harsha @amritabhinder @SolomonYue @InsightGL @BoycottHegemony @TibetPeople pic.twitter.com/50NUZ2akzW— Tashi Dorjey (@TashiDorjey_) February 19, 2022
Những đứa trẻ người Duy Ngô Nhĩ cũng trở thành nguồn nhân lực thu hoạch bông ở Tân Cương.
point the Uyghurs in this drone footage below, and inform us mere mortals how your super dupper brain can detect someones dna from a video
— Sean Mac (@macruairi2) February 21, 2022
Point the Uyghur out pic.twitter.com/EI7XMQPGKd
Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị bắt buộc phải bỏ con để ép cưới đàn ông người Hán
#Watch Tens of thousands of #Uyghur Muslim women are forced to marry non-Muslim Han #Chinese men or face being detained in concentration camps. pic.twitter.com/W5uthGY7q4
— Council of European Muslims- مجلس مسلمي أوروبا (@eumuslims_org) February 19, 2021
Người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị ép phải sống cùng với người đàn ông Hán khi chồng của họ đã bị bắt đi các trại tập trung
#Uyghur women are forced to sleep with Chinese Han men in their homes whilst their husbands are detained in concentration camps. pic.twitter.com/2143ucosFc
— زاھىد ئەختەر – Zahid Akhtar (@ZahidDOAM) July 6, 2020
Vì để bảo vệ tham vọng chính trị và lợi ích kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện những cuộc đàn áp mang tính diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ. Cộng đồng quốc tế đồng loạt lên tiếng và kêu gọi áp dụng các luật trừng phạt đối với Bắc Kinh. Bất chấp những lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế, cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc.