Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) thường dẫn đến bệnh tiểu đường – một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể biến thức ăn thành năng lượng. Vì bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và thường làm thay đổi cuộc sống; nên điều quan trọng là phải nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Có 5 dấu hiệu cảnh báo sớm về lượng đường trong máu cao:
Tóm tắt nội dung
1. 3 chữ “P”
Trong khi các triệu chứng khác nhau về mặt kỹ thuật, 3 chữ P thường xảy ra cùng nhau và là những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo lượng đường trong máu cao. Chúng bao gồm Polyphagia (tăng cảm giác đói), Polydipsia (tăng cảm giác khát) và Polyuria (tăng đi tiểu).
Mọi người có thể ăn nhiều hơn, nhưng vẫn thường xuyên bị đói trong ngày. Họ có thể uống nhiều hơn mà vẫn bị khô miệng; và họ có thể đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
Ở bệnh tiểu đường loại II, các dấu hiệu cảnh báo ban đầu này thường nhẹ và phát triển chậm nên nhiều người bỏ qua. Trong khi ở bệnh tiểu đường loại I, các triệu chứng diễn ra nhanh hơn và thường nặng hơn.
2. Da khô, ngứa
Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến da khô, ngứa; tương tự như những gì xảy ra vào giữa mùa đông. Điều này thường là do cơ thể bị mất nước; dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều như đã đề cập ở trên.
Khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài, ngứa da có thể do vi khuẩn phát triển quá mức; bệnh thần kinh (tổn thương dây thần kinh) hoặc acanthosis nigricans – một tình trạng mà các nếp gấp da ở vùng cổ, nách hoặc bẹn trở nên mượt mà, tối và dày.
3. Mệt mỏi
Mệt mỏi xảy ra khi các tế bào của cơ thể không có đủ đường để tạo năng lượng.
Khi thức ăn được phân hủy thành đường, nó sẽ đi vào máu, nơi đường đi vào các tế bào với sự trợ giúp của insulin. Nhưng khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin, hoặc không thể sử dụng insulin mà nó tạo ra, các tế bào sẽ không cho phép đường đi vào. Kết quả là, các tế bào không thể tạo ra năng lượng cần thiết. Vì vậy một người sẽ cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ, khó tập trung và cảm thấy đầu như sương mù.
4. Nhìn mờ
Nhìn mờ cũng có thể xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao, và là một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh tiểu đường.
Lượng đường trong máu cao có thể khiến chất lỏng di chuyển vào và ra khỏi mắt, dẫn đến nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt. Mặc dù thị lực mờ có thể xuất hiện và biến mất; nhưng điều quan trọng là phải được bác sĩ khám và kết luận. Vì các biến chứng có thể xảy ra nếu lượng đường vẫn cao mãn tính.
5. Nhức đầu
Khi đường không thể đi vào các tế bào của cơ thể, kết quả là làm tăng lượng đường trong máu. Sự dao động thường xuyên của lượng đường trong máu có thể kích hoạt thay đổi nội tiết tố, dẫn đến đau đầu.
Không giống như đau đầu do đường huyết thấp, đau đầu do lượng đường trong máu cao có xu hướng phát triển chậm trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần. Khi lượng đường trong máu tiếp tục tăng, cơn đau đầu thường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ghi nhật ký về các triệu chứng, thời gian trong ngày và thực phẩm đã ăn có thể giúp bác sĩ đánh giá. Bất kỳ triệu chứng nào trong số này có thể cho thấy việc kiểm soát lượng đường kém; hoặc lượng đường trong máu cao.
Làm thế nào để đối phó với bệnh tiểu đường
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Theo thời gian, nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm đột quỵ, bệnh tim, bệnh thận, mất thị lực…
Đối với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường; điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp để kiểm soát lượng đường trong máu.
Nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng với ít đường và carbohydrate đơn, uống nhiều nước hơn, hạn chế uống rượu; và ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn trong ngày.
Theo Vision Times
Xem thêm:
- 12 dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim, không chỉ đau hoặc tức ngực
- Bệnh zona thần kinh: Trung y chữa khỏi chỉ bằng một điếu ngải cứu
- Ngủ ngáy: giải pháp nhanh dùng một quả bóng tennis đặt dưới lưng