Nhiễm COVID-19 đã tạo ra một loạt các hậu quả sức khỏe mới: tái phát và hậu COVID, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp gần đây được công bố trên tạp chí Nature, cho thấy COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 66%. Đánh giá đã sàng lọc 853 nghiên cứu trước khi đưa ra tám nghiên cứu từ ba quốc gia, bao gồm hơn 47 triệu người tham gia, với rủi ro cao nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ, so với những nghiên cứu ở châu Âu.
Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh công bố gần 11% dân số Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Hơn 100.000 người Mỹ đã chết vì căn bệnh này vào năm 2021.
Một bác sĩ Trung y tại Trung tâm Y học cổ truyền Đồng Đức Thượng Hải ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan, bác sĩ Hồ Nãi Văn đề xuất năm mẹo giúp bệnh nhân tiểu đường giảm lượng đường trong máu, tránh loét do tiểu đường, chữa lành vết thương và tránh nguy cơ bị cắt cụt chi.
Bởi vì tiểu đường là một bệnh mãn tính đòi hỏi phải chăm sóc sức khỏe suốt đời, bác sĩ Hồ khuyến khích bệnh nhân tiểu đường có chế độ ăn uống bổ dưỡng và tập thể dục đúng cách.
Tóm tắt nội dung
Ăn tinh bột và hạt ngũ cốc
Trung y có nói “ngũ cốc vi dưỡng” và coi ngũ cốc là thiết yếu đối với sức khỏe của cơ thể người. “Ngũ cốc” bao gồm lúa mạch, kê, lúa miến (cao lương hay bo bo), gạo nếp và đậu, tất cả đều được coi là lương thực chính.
Theo bác sĩ Hồ, các loại ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể và ăn cháo thì càng tốt. Dinh dưỡng đầy đủ giúp cho cơ thể khỏe mạnh với đủ năng lượng phục hồi chức năng tế bào và cũng tự nhiên chữa lành các vết thương do tiểu đường. Ngoài ra, tập thể dục vừa phải cũng có thể nâng cao kết quả.
Cử động tay chân để kiểm soát lượng đường
Bệnh nhân tiểu đường có vết thương ở chân thường ngại vận động dẫn đến khí huyết lưu thông kém, thể chất sa sút, cơ thể suy nhược, ức chế khả năng tự lành vết thương của cơ thể. Bác sĩ Hồ gợi ý rằng khi lượng đường trong máu tăng lên, bệnh nhân tiểu đường có thể giảm lượng đường trong máu thông qua tập thể dục bằng cách biến lượng đường này thành năng lượng tế bào. Việc tập thể dục khiến lượng đường trong máu giảm một cách tự nhiên.
Bác sĩ Hồ nói “cử động một chút” là một mục tiêu tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường cải thiện thể chất của mình. Ngay cả với những người lớn tuổi, việc giơ tay thực hiện các bài tập co duỗi, vỗ nhẹ cơ thể hoặc giậm chân cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Lúc mới bắt đầu chỉ cần 30 giây mỗi ngày là đủ, sau đó tăng dần thời gian lên mỗi ngày thêm năm giây. Yếu tố quan trọng nhất là sự kiên trì.
Ngừng dùng thuốc chống viêm để chữa lành vết thương
Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể mất nhiều thời gian hơn để chữa lành vết thương và nhiều người phải dùng thuốc chống viêm cho chứng viêm mãn tính. Bác sĩ Hồ cho biết thuốc chống viêm có tính hàn và nếu sử dụng lâu dài có thể khiến cơ thể bị lạnh. Do đó, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống và tạo điều kiện cho virus phát triển. Vết thương càng lạnh thì càng khó lành. Bác sĩ Hồ đề nghị nên tránh các loại thuốc chống viêm và thay vào đó sử dụng thuốc bắc để bổ khí để có thể chữa lành vết thương.
Khái niệm “khí” trong Trung y có thể được hiểu là “năng lượng” hay “sinh lực” chạy khắp cơ thể để duy trì sự sống. Khi khí bị mất cân bằng hoặc thiếu hụt trong cơ thể thì người ta sẽ bị bệnh.
Trung y có thể kích hoạt dây thần kinh ngoại vi và cứu các chi
Bệnh nhân tiểu đường thường xuất hiện các vết bầm tím do vỡ mạch máu ở ngoại vi hoặc tắc nghẽn lưu thông máu. Bằng cách kích hoạt máu và giải quyết tình trạng ứ đọng, Trung y ngăn ngừa các mạch máu ngoại vi bị bầm tím chảy máu dưới da. Điều này ngăn ngừa tình trạng cắt cụt chi hoặc tình trạng xấu đi sau khi cắt cụt chi.
Bác sĩ Hồ cho biết các thành phần như thuốc sắc Tứ Vật Thang gồm ngưu tất, đỗ trọng, quế và dâu tằm có tác dụng hoạt huyết, giải ứ. Phải hoạt huyết và có dinh dưỡng đầy đủ thì mới cứu được bàn chân. Nếu da đã bị loét hoặc hoại tử thì có thể điều trị bằng hỗn hợp bồ kết hoặc các phương pháp bổ sung khí Trung y khác. Cũng có thể điều trị bằng Tứ Quân Tử Thang, Lục Quân Tử Thang và Bát Trân Trà để bổ sung khí.
Theo lý thuyết Trung y, máu chảy từ các cơ quan nội tạng đến da, thịt, xương, cơ và chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng và giữ ẩm cho cơ thể.
Lượng đường trong máu thấp có thể đe dọa mạng sống
Bác sĩ Hồ nhắc nhở bệnh nhân tiểu đường rằng việc hạ đường huyết có thể đe dọa tính mạng. Đường cung cấp năng lượng cho các tế bào não của chúng ta. Đường trong máu được vận chuyển lên não và giúp não hoàn thành các công việc. Lượng đường cung cấp cho não không đủ sẽ gây mệt mỏi, chóng mặt. Thiếu đường trong máu nghiêm trọng sẽ dẫn đến ngất xỉu, sốc hoặc thậm chí tử vong.
Bác sĩ Hồ giải thích thêm rằng cơ thể cần đủ đường để chữa lành vết thương. Khi lượng đường trong máu thấp, các tế bào không có năng lượng và không thể duy trì sức sống. Việc giảm lượng đường sẽ khiến các tế bào chết đi do thiếu dinh dưỡng và không có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Lưu ý: Vì cơ thể mỗi người là khác nhau nên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia Trung y.
Có thể bạn quan tâm: