Mục đích chuyến đi của Tổng thống Joe Biden đến Ả Rập Xê-út vừa qua  là để thuyết phục nước này tăng sản lượng khai thác dầu, nhằm giảm nhiệt giá thành dầu mỏ đang leo cao trên toàn thế giới vì cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nhưng phản ứng từ phía Ả Rập Xê-út khá thờ ơ. Vì sao?

Khó khăn chồng chất 

Sẽ không quá lời khi nói rằng, Tổng thống Biden đang trải qua một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong sự nghiệp chính trị của mình.

Đó là làm thế nào để ngăn chặn quá trình phục hồi kinh tế Nga và giải tỏa cơn khát dầu mỏ khí đốt ở châu Âu.

Quan trọng hơn nữa là làm thế nào để ngăn chặn đà tăng giá khí đốt ở chính nước Mỹ, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. 

Trong khi ấy, ông Biden đang phải đối mặt với hàng loạt sự kiện sau:

  1. Nga đang đạt được những bước tiến ở phía đông và nam Ukraine và thiết lập quyền kiểm soát ở đó. Giá dầu và khí đốt cao đã mang lại thặng dư cho nước này.
  2. Chính sách sai lầm của chính quyền Biden đã dẫn đến mối quan hệ hợp tác chưa từng có trong nhiều thập kỷ giữa Trung Quốc và Nga, khiến Mỹ phải gồng mình tại 2 chiến tuyến. 
  3. Dấu hiệu một cuộc khủng hoảng năng lượng và chính trị ở nhiều nước Tây Âu xuất hiện ngày càng rõ. Đồng euro giảm xuống mức thấp nhất, ngang với đồng đô la.
  4. Không may cho Joe Biden, đồng minh thân cận nhất của ông là Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tuyên bố từ chức. 
  5. Lạm phát ở Mỹ vượt quá dự báo, lên tới 9,1% trong tháng 6. Đây là mức tăng chưa từng thấy trong hơn 40 năm qua (wsj)

Áp lực dồn dập 

Áp lực cho chính quyền Tổng thống Joe Biden càng đè nặng hơn nữa khi vào tháng 6 vừa qua, các quốc gia thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) đã tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng chung với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út và truyền đi một thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ.

Rằng các nước Vùng vịnh sẽ không tham gia cùng phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xung đột ở Ukraine. 

Ngoại trưởng Nga Nga Sergey Lavrov (Ảnh: mid.ru)

Theo cách nói của ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thì: “Các khía cạnh của tình hình quốc tế, liên quan đến các sự kiện mà phương Tây tạo ra xung quanh Ukraine, được các đối tác của chúng tôi từ các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh hiểu rất rõ”.

Ngoại trưởng Lavrov cho biết Moscow và các nước vùng Vịnh có ý định phát triển hơn nữa quan hệ đối tác của họ, trái ngược hẳn với căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga với Mỹ cùng các đồng minh châu Âu.

Thời điểm gặp mặt giữa GCC và Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov tại Riyadh có ý nghĩa rất quan trọng. Nó diễn ra vào đúng thời điểm khi Tổng thống Biden đang tìm mọi cách để sửa chữa mối quan hệ rạn nứt với Ả Rập Xê-út, kể từ khi ông Biden miệt thị gọi nước này là “quốc gia bất hảo” vào năm 2020. 

Còn nhớ, Washington đã nhiều lần lên án Thái tử Mohammed bin Salman, vốn bị tình báo Mỹ cho là chủ mưu trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post năm 2018, nhưng Ả rập xê út đã bác bỏ.

Vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại dã man khiến Ả Rập Xê-út bị cộng đồng quốc tế lên án, và đẩy liên minh 73 năm tuổi của Mỹ – Ả Rập Xê-út chênh vênh trên vực thẳm.

Tình thế lưỡng nan của chính quyền Joe Biden

Ngay trong những giờ đầu tiên làm tổng thống vào ngày 20/1/2021, Tổng thống Joe Biden đã thu hồi giấy phép đường ống dẫn dầu Keystone XL, hủy bỏ các quy định sản xuất năng lượng khác của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump.  

Nay vào tháng 7/2022, Tổng thống Biden lại bay đến Ả Rập Xê-út để yêu cầu quốc gia này bơm thêm dầu cho Mỹ, và vẫn cương quyết “thủ tiêu” nền công nghiệp dầu mỏ hùng mạnh của nước Mỹ.

Chính những chao đảo địa chính trị do cuộc xung đột tại Ukraina đã thúc đẩy ông Joe Biden buộc phải nối lại quan hệ với Ả Rập Xê-út, quốc gia xuất khẩu dầu hỏa số một thế giới và ngày càng có xu hướng thắt chặt quan hệ với Nga và Trung Quốc. 

Thêm nữa, Tổng thống Biden cũng phải muối mặt gặp Thái tử Mohammed bin Salman, người mà chỉ mới đây ông từng tuyên bố sẽ không bao giờ gặp mặt.

Kết quả là Ả Rập Xê-út đã cười nhạo. 

Họ không chỉ từ chối một liên minh an ninh được đề xuất giữa Mỹ, Israel và Ả Rập Xê-út, mà họ còn nói với Tổng thống Joe Biden rằng, họ cần phải “xem xét các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu”, cũng như tham vấn các quốc gia trong khối OPEC và OPEC + “để đảm bảo rằng các thị trường cung cấp đầy đủ dầu thô” như lời của Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út Adel al-Jubeir tuyên bố. 

Điều đó có nghĩa là gì? 

Có nghĩa là các quốc gia Vùng Vịnh kiên định với chiến lược rằng, họ phải hoạt động trong khuôn khổ liên minh OPEC+, bao gồm Nga, và không hành động đơn phương. 

Mỹ trắng tay trong “thương vụ” Ả rập Xê-út

Theo Reuters, Tổng thống Biden đến Ả Rập Xê-út với hy vọng đạt được một thỏa thuận về tăng sản lượng dầu, để giúp giảm giá xăng đang khiến lạm phát tại Mỹ tồi tệ nhất trong 41 năm qua, và tỷ lệ ủng hộ của tổng thống dưới 33%

Có thể nói Tổng thống Mỹ rời Ả Rập Xê-út trong tâm trạng ngổn ngang và tay trắng. Hiện giờ ông Joe Biden chỉ còn biết trông vào quyết định của Ả rập xê út sẽ tăng sản lượng dầu mà ông “mong đợi xem những gì diễn ra trong những tháng sắp tới”.

Hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác vùng Vịnh diễn ra ở thành phố cảng Jeddah trên Biển Đỏ hôm 16/7 với sự hiện diện của nhiều nhà lãnh đạo các nước Ả Rập, là cơ hội để Tổng thống Biden thể hiện cam kết của mình, sau khi dành phần lớn thời gian vào cuộc xung đột Nga-Ukraine. 

Nhưng đáng tiếc là chưa có quốc gia nào có mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh quyết liệt cùng với Mỹ để trừng phạt Nga. Đơn giản Nga là thành viên chủ chốt của OPEC+.

Ngược lại, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UEA) đã nổi lên như một thiên đường tài chính cho các tỷ phú Nga cùng những chiếc du thuyền trị giá hàng triệu đô la của họ vẫn thoải mái neo đậu tại đây. (AP). Còn Ai Cập vẫn mở cửa đón khách du lịch Nga.

Sự tôn trọng của người Ả rập dành cho ai?

Người Ả Rập Xê-út có trí nhớ tuyệt vời khi cách đây chưa lâu, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tự chủ về năng lượng và điều đó khiến họ phải tôn trọng nước Mỹ. 

Vì vậy, lần đầu tiên sau bao năm thù địch, Ả Rập Xê-út đã đồng hành và làm hòa với Israel dưới sự chứng kiến của Donald Trump. Rõ ràng là người Ả Rập Xê-út hiểu rất rõ nước Mỹ qua lăng kính dầu mỏ.

Tổng thống Donald Trump được nước chủ nhà Ả rập Xê-út tiếp đón long trọng trong tiếng nhạc của điệu nhảy truyền thống múa kiếm có tên là Ardah, tại cung điện Murabba ở Riyadh năm 2017.

Trong khi ấy, nước Mỹ trở nên suy yếu về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền Joe Biden.

Bất chấp các quốc gia mà Mỹ duy trì mối quan hệ đồng minh thân thiết, hai nhà lãnh đạo của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UEA) và Ả Rập Xê-út đã không nghe điện thoại của Tổng thống Joe Biden – người đang khẩn khoản khối OPEC gia tăng sản lượng dầu. (Thehill)

Venezuela dường như “cười thầm” siêu cường Mỹ khi Tổng thống Biden yêu cầu họ bơm thêm dầu. Tổng thống El Salvador tweet về nước Mỹ như một quốc gia đang suy tàn, mục nát từ bên trong.

Bất chấp Mỹ duy trì mối quan hệ tốt đẹp, Ả Rập Xê-út, Ấn Độ, Hungary… đã từ chối tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga, khiến Mỹ “mất mặt” trông thấy. 

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 ở Mỹ đang đến gần, và chính quyền Tổng thống Joe Biden phải đưa ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả cho các vấn đề kinh tế.

Câu hỏi đặt ra là: Ả Rập Xê-út có lợi gì khi thực hiện theo yêu cầu của Mỹ? 

Sản lượng tăng dẫn đến giá dầu giảm, đồng nghĩa với việc Ả Rập Xê-út sẽ phải làm nhiều hơn và thu nhập ít hơn. 

Trong khi ấy, Nga và Ả Rập Xê-út cùng chung chí hướng: Giá dầu tăng, sản lượng thấp đi, nhưng lợi nhuận nhiều hơn. Rõ ràng chính quyền Joe Biden đang diều hướng nước Mỹ chơi một nước cờ thua đau trước nước Nga của Putin.

Có thể bạn quan tâm: