Liên tiếp trong những ngày đầu tháng 6 lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ tăng mạnh, khiến bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải.

Theo VietNamNet, 3 ngày 6-7-8 tháng 6 lượt bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ tăng liên tục: 53, 37, 40 ca một ngày. Trong khi đó, từ ngày 11 đến 13/6 các con số này là 55, 47, 60 ca, điều này dẫn đến phòng cấp cứu của bệnh viện quá tải.

Những người đến cấp cứu trong độ tuổi từ 48 – 82 tuổi, đa số là bệnh đột quỵ. Ngoài ra, còn có bệnh lý tim mạch, cơn đau thắt ngực, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, viêm phổi.

Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ chia sẻ, tình trạng người bị đột quỵ xuất huyết não ngày càng nhiều. Đây là một trong hai loại đột quỵ não, chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số ca đột quỵ hiện nay nhưng lại vô cùng nguy hiểm.

Giường bệnnh, băng ca kê san sát tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ – ảnh sisvietnam.

Trong năm 2019, BV Đột quỵ – Tim mạch Cần Thơ cấp cứu 781 bệnh nhân đột quỵ. Năm 2020, con số này tăng lên 2.345. Đến năm 2021, tổng số trường hợp cấp cứu đột quỵ tại BV này lên tới 3.499.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng, giúp mọi người hạn chế được nguy cơ tử vong cũng như di chứng nặng nề khi bị đột quỵ.

Biểu hiện đột quỵ bao gồm:

Đột ngột hôn mê, mất ý thức, tê bì tay chân, mất ý thức, đau đầu dữ dội, mất thăng bằng;

Bỗng nhiên không nói được, méo mồm;

Giảm thị lực mắt một cách đột ngột.

Khi người bệnh bị đột quỵ, tiến hành sơ cứu đột quỵ tại nhà bằng cách:

Gọi điện thoại cấp cứu 115;

Trong thời gian chờ cấp cứu đến thì để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở;

Mặc quần áo rộng, thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực;

Dùng khăn tay để quấn vào ngón tay trỏ và lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng không cho người bệnh cắn vào lưỡi;

Khi thực hiện sơ cứu đột quỵ tại nhà thì tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh, không cạo gió.

Từ Khóa: