Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 3/11 đang tới gần. Điều gì sẽ xảy ra nếu ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden sẽ trở thành tổng thống Mỹ? Liệu ông Biden sẽ trở thành một Barack Obama thứ hai; hay sẽ trở thành một Donald Trump với chính sách ôn hòa hơn?

Đây là những vấn đề mà các nhà lập pháp ở hai bên bờ Thái Bình Dương đang băn khoăn trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ.

Liệu Biden sẽ tiếp tục áp dụng chính sách đối ngoại của Trump tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương; hay ông sẽ đưa ra chính sách của mình để đẩy mạnh hợp tác với đồng minh và tạo áp lực lên Trung Quốc?

Chính quyền Trump chống Trung Quốc là đúng

Tổng thống Trump coi chính quyền Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ. Chính quyền Trump giữ thế đối đầu với Trung Quốc trên hàng loạt lĩnh vực, từ thương mại, công nghệ đến Biển Đông.

Hồi tháng 7/2020, chính quyền Trump đã bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông; kéo theo sự hưởng ứng từ các đồng minh như Úc, Anh, Pháp, Đức.

Thượng nghị sỹ Mỹ David Perdue nhận định ông Trump “quả cảm” đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông; còn chính quyền Obama đã làm ngơ khi Bắc Kinh quân sự hóa khu vực này.

Các nhà phân tích cho rằng chính sách của ông Trump trong việc gây áp lực với Trung Quốc là đúng đắn. Trong cuộc phỏng vấn với chương trình American Thought Leaders, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết Tổng thống Trump sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc nếu tái đắc cử.

Còn trong trường hợp ông Biden trúng cử thì sao?

Chính sách của Trump sẽ kéo dài kể cả khi Biden trúng cử

Giới quan sát cho rằng, nếu ông Biden trúng cử, ông sẽ không thu hồi lại một số chính sách mà chính quyền Trump đưa ra đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, mức độ cứng rắn của ông Biden sẽ không bằng ông Trump. Điều này thể hiện rõ ràng trong quan điểm của ông Biden.

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “60 Minutes” hồi tháng 10, ông Biden gọi Nga là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Mỹ. Trong khi đó, ông Biden chỉ coi Trung Quốc là “nước cạnh tranh” lớn nhất với Mỹ.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sân bay ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/12/2013. Phía sau ông Joe là con trai Hunter và con gái ông. Hunter Biden nhận được khoản đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc ngay sau chuyến thăm này.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sân bay ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/12/2013. Phía sau ông Joe là con trai Hunter và con gái ông. Hunter Biden nhận được khoản đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc ngay sau chuyến thăm này. Ảnh: Nhà Trắng.

Theo Nikkei, cố vấn cấp cao Scott Kennedy tại CSIS dự báo, nếu Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử; ông sẽ áp dụng chính sách tương đối ôn hòa trong ngoại giao. Tuy nhiên, Biden có thể học hỏi chính sách từ Trump về kiểm soát xuất khẩu, hạn chế đầu tư; điều này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của Mỹ tốt hơn.

Biden liệu có đưa Mỹ trở lại TPP?

Đối với chính sách thương mại, hai ứng cử viên đều có những đường lối của riêng mình. Ông Trump đã đưa Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nếu Biden trúng cử, có khả năng Mỹ sẽ đảo ngược quyết định của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chính quyền Biden sẽ ngay lập tức tham gia TPP, theo Nikkei.

Ông Biden cũng không tiết lộ nhiều quan điểm về TPP, một thỏa thuận được chính quyền Obama ủng hộ. Thay vào đó ông Biden nhấn mạnh việc cần đầu tư kinh tế trong nước, trước khi thực hiện các giao dịch thương mại lớn khác. Ông Biden cũng nói về việc “mua hàng Mỹ” thay vì các sản phẩm nhập khẩu.

Vì những điều này, giới phê bình cho rằng ông Biden đang “nhái” chính sách thương mại của Trump. Tổng thống Trump thực hiện phương châm “mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ”. Ông cũng chỉ trích những người tiền nhiệm để mặc cho Trung Quốc tước đoạt việc làm của người Mỹ.

Biden sẽ cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông?

Khi tranh luận với Trump hôm 22/10, Biden đã cố gắng chứng tỏ ông cũng cứng rắn với Trung Quốc. Biden nói, nếu Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông; thì ông sẽ cử máy bay ném bom B52 bay qua khu vực này để phản đối Bắc Kinh.

Tuy nhiên, chính ông Biden bị chỉ trích là tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm đóng Biển Đông.

Chính quyền Obama-Biden đã không cho phép Hải quân Mỹ tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông; suốt từ năm 2012 đến năm 2015. Điều này là do Biden nhằm tránh căng thẳng với Bắc Kinh, theo Michael Pillsbury, chuyên gia về Trung Quốc.

Những người ủng hộ Biden kỳ vọng ông sẽ xây dựng lại quan hệ với các đồng minh châu Á. Chiến dịch Biden chỉ trích Tổng thống Trump đang phá hoại mối quan hệ với các đồng minh; thông qua những động thái như yêu cầu họ gánh vác nhiều hơn về chi phí an ninh.

Theo Nikkei, ông Patrick Cronin, giáo sư tại Viện Hudson cho rằng: Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước đồng minh sẽ giúp Mỹ có lợi thế hơn trong cuộc chiến lâu dài với Trung Quốc.

Đài Loan thích tổng thống Cộng hòa hơn Dân chủ

Theo Nikkei, ông David Dennon, giám đốc trung tâm quan hệ Mỹ-Trung tại đại học New York, chỉ ra rằng chính quyền Obama-Biden đã bán vũ khí cho Đài Loan với doanh số chỉ đạt 8,67 tỉ USD. Trong khi đó Tổng thống Trump bán cho Đài Loan lên tới 12,42 tỉ USD. Những thỏa thuận mới trị giá khoảng 7 tỉ USD; bao gồm mìn biển, tên lửa và máy bay không người lái.

Vì vậy, nếu ông Biden đắc cử tổng thống, chính quyền Biden sẽ kém khả năng hơn trong việc cung cấp thiết bị cho Đài Loan, theo nhận định của Nikkei.

Tờ báo này cho rằng Đài Loan có truyền thống ủng hộ chính quyền của đảng Cộng hòa; vì tổng thống Cộng hòa thường cho phép Mỹ cung cấp nhiều vũ khí cho Đài Loan hơn. Điều này là một bất lợi cho ông Biden trong con mắt người Đài Loan.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và sẵn sàng thu phục bằng vũ lực.

Ông Rafiq Dosani, giám đốc trung tâm chính sách Châu Á Thái Bình Dương tại Rand cho rằng nguyên nhân chính gây ra căng thẳng trong các chính sách ngoại giao không phải Mỹ-Trung; mà là cẳng thẳng chính trị Đài-Trung.

Ông Dosani cho biết: Nếu căng thẳng Đài-Trung leo thang, “tôi hi vọng ông Biden sẽ ủng hộ đài Loan và cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc”.