Trung Quốc gần đây đã hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng để lưu trữ dầu khí lớn nhất thế giới ở Biển Đông. Dự án sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1/2021 tại mỏ Lăng Thủy 17-2 (Lingshui 17-2), cách đảo Hải Nam 150 km về phía Nam.
- Các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông có nguy cơ bị nhấn chìm
- Biển Đông: Trung Quốc xây các tiền đồn nhỏ ở quần đảo Hoàng Sa
- Biển Đông: Tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập ven biển miền Trung Việt Nam
Thông tin này có trong bài báo hôm 12/11 của tờ Asia Times Financial (ATF). Bài báo dẫn tin từ trang tin địa phương Netease; cho biết Trung Quốc đã xây dựng xong dự án từ cuối tháng 10. Đây là một giàn khoan và giàn chứa dầu nửa chìm nửa nổi lớn nhất thế giới ở phía nam đảo Hải Nam.
ATF cho biết: “Các phát hiện về năng lượng, vị trí giàn khoan dầu và các dữ liệu liên quan thường được coi là bí mật nhà nước; vì vậy việc (Trung Quốc) công bố một dự án khổng lồ ở Biển Đông là một động thái lớn”.
ATF viết tiếp: “Điều đáng ngạc nhiên hơn là giàn khoan và lưu trữ dầu khí bán chìm lớn nhất thế giới đã được xây xong và sẽ được triển khai để hút dầu và khí đốt từ một mỏ ở phía nam đảo Hải Nam từ tháng 1 năm 2021”.
Trước đó, các công ty dầu khí Trung Quốc đã phát hiện ra những mỏ dầu khổng lồ ở Biển Đông; trữ lượng ước tính khoảng 200 triệu tấn dầu, cộng với các mỏ khí lên đến khoảng 300 tỷ tấn. Những khu vực lớn chứa khí đốt được phát hiện ở Biển Đông có độ sâu tới 1.225 mét.
Ước tính, trữ lượng dầu và khí đốt chưa khai thác dưới Biển Đông còn lớn hơn cả vùng Vịnh ở Trung Đông, theo ATF. Con số này không bao gồm các tài nguyên hoặc khoáng sản khác dưới đáy biển.
ATF: Việt Nam có đáp trả hành động của Trung Quốc tại Biển Đông?
The ATF, vị trí chính xác của giàn khoan sẽ được theo dõi chặt chẽ để xem nó có nằm trong khu vực tranh chấp mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hay không?
Các tàu hải quân Trung Quốc thường xuyên quấy rối và ngăn cản các dự án khoan được thực hiện ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam. AFT đặt ra vấn đề rằng: “Việt Nam và các đồng minh” có sẵn sàng đáp trả theo cách có đi có lại hay không?
Năm ngoái, Trung Quốc đã khiến căng thẳng Biển Đông leo thang sau khi liên tục đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. Hồi tháng 10 năm nay, một tàu khảo sát Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng ven biển miền Trung của Việt Nam.
Từ nhiều năm nay, giới quan sát đã chú ý đến các hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là điểm nóng tranh chấp mà Bắc Kinh đã tự vẽ ra một khu vực tuyên bố chủ quyền chín đoạn (đường lưỡi bò). Những động thái này cho thấy tham vọng ngày càng lớn và muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.