Bộ Quốc phòng Nhật Bản lo ngại về việc tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Nga. Trong đó, cuộc xung đột Ukraine và những tác động đến châu Á cũng chiếm hàng đầu trong “Sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2022”.

Ukraine là số 1

Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022 đã nhấn mạnh đến tác động lâu dài có thể xảy ra từ cuộc chiến ở Ukraine đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Mặc dù Ukraine cách xa Nhật Bản hàng nghìn cây số, nhưng Nhật Bản đã thận trọng nhìn vào Ukraine qua lăng kính phản chiếu về Đài Loan, khi cường quốc quân sự Trung Quốc cũng đang nhăm nhe muốn thu hồi hòn đảo này về một mối.

Việc Thủ tướng Fumio Kishida cảnh báo nhiều lần rằng, “Ukraine hôm nay có thể là Đông Á vào ngày mai” không phải là không có lý do.

Quân đội Ukraine tìm kiếm và thu thập các quả đạn chưa nổ sau cuộc giao tranh với nhóm đột kích của Nga ở thủ đô Kyiv của Ukraine vào sáng ngày 26/2/2022 (ảnh: Flickr). Kyiv cáo buộc quân đội Nga dùng chiến thuật đốt phá tại Ukraine.

Sách trắng 2022 cho biết: “Nếu sự hung hăng của Nga được dung thứ, nó có thể gây ấn tượng sai lầm rằng những thay đổi đơn phương về hiện trạng được cho phép ở các khu vực khác, bao gồm cả châu Á”.

“Cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản, không được dung thứ cho những hành động gây hấn như vậy”.

Đài Loan số 2

Còn nhớ năm 2021, Bắc Kinh phản ứng giận dữ Sách trắng Nhật Bản, khi lần đầu tiên nước này đề cập đến tầm quan trọng của sự ổn định xung quanh Đài Loan. 

Năm 2022, quan điểm này tiếp tục được nhắc lại trong Sách trắng, trong đó nói rằng Nhật Bản “phải hết sức chú ý đến tình hình, với một tinh thần cảnh giác thậm chí còn lớn hơn”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc – vốn coi Đài Loan là một tỉnh ‘nổi loạn’ cần phải được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết – đã tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo.

Trung Quốc cũng điều các máy bay chiến đấu tiên tiến, máy bay ném bom, tàu chiến và hàng không mẫu hạm tới khu vực xoay quanh vùng biển Đài Loan. 

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong khi kiểm tra việc huấn luyện lính dự bị tại một căn cứ quân sự ở Đào Viên vào ngày 12/3/2022. (Ảnh chụp màn hình CNN)
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong khi kiểm tra việc huấn luyện lính dự bị tại một căn cứ quân sự ở Đào Viên vào ngày 12/3/2022. (Ảnh chụp màn hình CNN)

Các quan chức cấp cao của Nhật Bản, bao gồm cả cố Thủ tướng Shinzo Abe, đã nói rằng một cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan cũng sẽ là tình huống khẩn cấp đối với Tokyo.

Đài Loan có vị trí khá quan trọng đối với Nhật Bản, khi hòn đảo này sở hữu các nhà máy sản xuất chất bán dẫn quan trọng, nằm trên các tuyến đường vận chuyển chính cung cấp năng lượng cho Nhật Bản.

Một số chính trị gia, bao gồm cả cựu Phó Thủ tướng Taro Aso, thậm chí còn ám chỉ rằng, Nhật Bản sẽ giúp đỡ Đài Loan cùng với Mỹ nếu hòn đảo này bị Trung Quốc xâm lược.

Liên minh Nga-Trung

Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự và củng cố “liên minh chiến lược” giữa Trung Quốc và Nga.

Báo cáo thường niên của “Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2022” có đoạn như sau:

“Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra một ‘quân đội đẳng cấp thế giới’ vào giữa thế kỷ 21. Trong hơn 30 năm, nước này đã tăng ngân sách quốc phòng và cũng đã tiến hành cải thiện nhanh chóng sức mạnh quân sự cả về chất lượng và định lượng. Trong đó Bắc Kinh tập trung vào vũ khí nguyên tử, tên lửa, và lực lượng hải quân và không quân”.

Báo cáo cũng nhấn mạnh Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng trí tuệ nhân tạo và các phương tiện khác trong quân đội. Ngoài ra, Sách trắng nói rằng Bắc Kinh dự định đẩy nhanh việc chuyển giao song phương các nguồn lực giữa các lĩnh vực dân sự và quân sự.

Cũng có những lo ngại về các động thái tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, đặc biệt thông qua các cuộc tập trận chung và tuần tra chung.

Ngày 24/5, Lực lượng không quân của Trung Quốc và Nga đã tiến hành một cuộc tuần tra chung trên không ở biển Nhật Bản, biển Hoa Đông và phía Tây Thái Bình Dương.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga
WIKIMEDIA COMMONS

Đây là cuộc tuần tra đầu tiên kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, và là một phần của cuộc tập trận quân sự thường niên.

Hoạt động tuần tra chung có sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga và H-6K của Trung Quốc, diễn ra trong suốt 13 tiếng.

Nga-Trung ngày càng táo tợn

Theo News.usni.org, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobou Kishi cho biết, hoạt động di chuyển của các tàu chiến Nga và Trung Quốc gần Nhật Bản trong những tuần gần đây, không khác gì một “cuộc biểu tình” quân sự đang diễn ra nhằm vào Tokyo.

Kể từ giữa tháng 6, Hải quân Trung Quốc và hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã cử hai nhóm tác chiến mặt nước riêng biệt tới các đảo của Nhật Bản.

Ông Kishi nói: “Việc khoảng 10 tàu của Nga và Trung Quốc đi vòng quanh Nhật Bản trên cùng một tuyến đường trong một thời gian ngắn, là thể hiện sự hiện diện quân sự của cả hai quốc gia xung quanh Nhật Bản”.

7 tàu chiến của Nga đã đi gần Hokkaido về phía quần đảo Izu vào ngày 15/6. Năm trong số các tàu đã đi trong vùng biển giữa Okinawa và Miyakojima về phía Biển Hoa Đông vào ngày 21/6.

Nhóm tàu chiến này đã đi qua eo biển Tsushima về phía Biển Nhật Bản, gần như tạo thành một vòng tròn khép kín quanh quần đảo Nhật Bản, 

Trong khi đó, vào ngày 12/6, bốn tàu của Trung Quốc đã đi qua eo biển Tsushima về phía biển Nhật Bả. Hai trong số đó đi qua eo biển Tsugaru, và hai tàu khác đi qua eo biển La Pérouse để đến Thái Bình Dương.

Ba trong số các tàu này đã hoạt động gần quần đảo Izu, tương tự như hoạt động của các tàu Nga, và đang di chuyển quanh quần đảo Nhật Bản.

Các tàu của Trung Quốc và Nga đã được nhìn thấy gần 
quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp, được Nhật Bản gọi là Senkakus (ảnh chụp màn hình)
Các tàu của Trung Quốc và Nga đã được nhìn thấy gần 
quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp, được Nhật Bản gọi là Senkakus (ảnh chụp màn hình)

Trong năm nay, dự kiến ​​Nhật Bản có khả năng sẽ sửa đổi ba văn kiện an ninh quốc gia quan trọng,để củng cố chính sách quốc phòng của nước này trong nhiều năm tới.

Sách trắng 2022 cũng ám chỉ rằng, trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, Nhật Bản sẽ xem xét một quyết định gây tranh cãi. Trong đó, Nhật Bản để ngỏ sử dụng “khả năng phản công”, như một biện pháp răn đe đối với các hệ thống tên lửa ngày càng tiên tiến của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm: