Nghệ sĩ Hà Lan Anthony Van Dyck là một trong những họa sỹ bậc thầy vĩ đại nhất. Đặc biệt, ông đã trở thành họa sĩ cung đình hàng đầu ở Anh, sau khi vẽ một loạt tác phẩm kinh điển trong khoảng thời gian 6 năm bị cách ly bởi dịch bệnh hạch đen ở Palermo.

Năm 1624, Van Dyck bị cách ly ngay sau khi đến thành phố Palermo bởi dịch bệnh bùng phát. Đây là một trong những trận dịch tồi tệ nhất trong lịch sử nước Ý. Ông đã dành thời gian của mình để vẽ một loạt các bức tranh về vị Thánh Rosalia. Cách thích nghi của ông với sự bất tiện trong thời gian giãn cách là tìm đến niềm đam mê: Nghệ thuật.

Palermo- thành phố lịch sử của Ý thế kỷ 17; nơi Van Dyck đã trải qua 6 năm trong trận đại dịch bệnh 1624

Van Dyck là học trò của nghệ sỹ Peter Paul Rubens. Ông là bậc thầy của trường phái vẽ tranh Baroque Flemish thế kỷ 17, một phong cách tranh tả thực sống động, mãnh liệt thông qua cách sử dụng màu sắc; với sự am hiểu rộng lớn được hiện thực hóa qua cốt truyện trong bức tranh.

Họa sỹ Van Dyck là người chuyên vẽ tranh chân dung, thần thoại và tôn giáo. Ông đã đi khắp châu Âu để học và làm nghệ thuật. Năm 1621, cuộc đời của ông đã rẽ sang hướng khác khi ông đến Ý. Ít ai biết rằng ông sẽ ở đó trong 6 năm tiếp theo.

Thành phố Palermo thế kỷ 17, nơi mà Van Dyck bị cách ly trong suốt 6 năm bởi dịch bệnh 1624.
Thành phố Palermo thế kỷ 17, nơi mà Van Dyck bị cách ly trong suốt 6 năm bởi dịch bệnh 1624.

Hãy hình dung Van Dyck là một người nước ngoài. Một ngày như bao ngày khác, Van Dyck đi từ Genoa đến Palermo để tham gia một số hoạt động nghệ thuật. Ông vào Palermo để sẵn sàng làm việc, cũng biết rằng bệnh dịch đang tàn phá thành phố.

Ông cũng cân nhắc việc đi là khá nguy hiểm. Tuy nhiên ông không chỉ có mối liên kết trong giới họa sỹ; mà còn có mối quan hệ với một nhà ngoại giao, anh ta từng là họa sĩ cung đình cho Vua James I. Nên không khó để Van Dyck thoát ra khỏi thành phố Palermo.

Còn nhiều việc phải làm ở Palermo và Van Dyck thành lập một xưởng vẽ ở giữa tâm dịch bệnh. Mọi người yêu cầu những bức tranh chân dung hay các chủ đề tôn giáo là để tưởng nhớ những người thân yêu và đào sâu đức tin giữa những đau khổ của họ.

Thánh Rosalias xuất hiện và dịch bệnh biến mất

Thời gian đại dịch hạch bùng phát ở Palermo vào năm 1624, tin tức về hài cốt được xác thực là Thánh Rosalias tìm thấy trong một hang động gần đó. Người dân bắt đầu cầu nguyện để được vị Thánh giúp đỡ. Cả thành phố Palermo bước sang giai đoạn có đức tin vào Thánh Thần.

Thánh Rosalia là một cô gái trẻ được chứng ngộ bởi các thiên thần. Cô đã từ bỏ thế tục đến sống trong một hang động. Ở đó, cô đã tu khổ hạnh, buông bỏ những dục vọng nơi người thường. Trong hang động, cô có thể thực hành tình yêu của mình đối với Chúa và đồng hóa làm một với Chúa. Cô để lại thân xác trong hang động đó.

Lời truyền kể rằng Thánh Rosalia đã xuất hiện dưới hình hài một người phụ nữ ốm yếu. Cô đã tiết lộ cho người thợ săn, nơi có thể tìm thấy hài cốt của cô trong hang động; và yêu cầu anh mang hài cốt của cô đi rước xung quanh thành phố.

Người thợ săn vào hang động và tìm thấy hài cốt của Thánh Rosalia và làm theo lời cô yêu cầu. Sau khi người thợ săn hoàn thành, thì bệnh dịch hạch chấm dứt và Thánh Rosalia trở thành vị thánh bảo trợ của thành phố Palermo.

Thật khó để tưởng tượng rằng Van Dyck, với tư cách là một người nước ngoài, ông không xem điều này diễn ra một cách ngẫu nhiên; hơi sợ hãi, bối rối và có phần bị tò mò.

Chủ đề về Thánh Posalia xuất hiện trên các bức họa của Van Dyck

Chủ đề hội họa đột ngột thay đổi. Thay vào đó, những khách hàng muốn có bức tranh về Thánh Rosalia; họ đến gặp Van Dyck để đặt hàng. Tuy nhiên, vấn đề là không có tài liệu tham khảo về hình ảnh Thánh Rosalia trông như thế nào. Bản thân Van Dyck bị cuốn hút bởi đức tin sâu sắc với Thánh Thần. Ông lập tức bắt tay vào tìm kiếm hình ảnh ở cuốn sổ phác thảo, mà quá khứ ông đã ghi lại của những người đi trước, qua các chuyến lang thang của mình.

Van Dyck tạo ra khuôn mặt, cơ thể và trang phục từ trí tưởng tượng và kinh nghiệm trước đây. Trí óc và trái tim đã hướng dẫn cho ông, vì trong thời gian cách ly ông không được tiếp cận với các mô hình loại này.

Ông hiểu rõ ý nghĩa nỗ lực của mình; người dân Palermo đã đến với nhau trong tình yêu với vị thánh Rosalia. Van Dyck là nhân chứng, ông phải mô tả được câu chuyện xuất hiện của Thánh Rosalia trong tác phẩm của mình.

Tác phẩm “Thánh Rosalia cầu xin cho Thành phố Palermo”

"Thánh Rosalia cầu xin cho Thành phố Palermo ”vào năm 1629 bởi Danh họa Anthony van Dyck. Dầu trên vải, 67,8 x 57,5 inch. Bảo tàng Mỹ thuật, Puerto Rico.
“Thánh Rosalia cầu xin cho Thành phố Palermo ”vào năm 1629 bởi Danh họa Anthony van Dyck. Dầu trên vải, 67,8 x 57,5 inch. Bảo tàng Mỹ thuật, Puerto Rico.

Van Dyck dành vài năm tiếp theo để vẽ về Thánh Rosalia. Trong tác phẩm “Thánh Rosalia cầu xin cho Thành phố Palermo”; Van Dyck mô tả Thánh Rosalia trong hang động nhìn vào ánh sáng từ trên cao và đang khẩn cầu. Cô chỉ về phía sau là thành phố Palermo, dưới chân là hài cốt của chính cô đang nằm trên mặt đất.

Tác phẩm “Thánh Rosalia can thiệp vào bệnh dịch hạch ở Palermo”

“Thánh Rosalie can thiệp vào bệnh dịch hạch ở Palermo” vào năm 1624 của Anthony van Dyck. Dầu trên vải, 39,2 x 29 inch. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York.
“Thánh Rosalie can thiệp vào bệnh dịch hạch ở Palermo” vào năm 1624 của Anthony van Dyck. Dầu trên vải, 39,2 x 29 inch. Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York.

Trong tác phẩm “Thánh Rosalia can thiệp vào bệnh dịch hạch ở Palermo” Van Dyck mô tả Thánh Rosalia bay lên thiên đường. Các thiên thần bao quanh cô, nâng cô vào ánh sáng trên cao. Một trong những thiên thần giữ hài cốt của cô, còn thiên thần khác cầm vương miện đăng quang của cô. Thánh Rosalia nhìn vào ánh sáng khẩn cầu cho thành phố Palermo bên dưới.

Tác phẩm “Lễ đăng quang của Thánh Rosalia”

“Lễ đăng quang của Thánh Rosalia,” vào năm 1629 của Anthony van Dyck. Dầu trên vải, 108 x 83 inch. Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna.
“Lễ đăng quang của Thánh Rosalia,” vào năm 1629 của Anthony van Dyck. Dầu trên vải, 108 x 83 inch. Bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna.

Van Dyck mô tả Thánh Rosalia trên Thiên đàng, nơi cô gặp Đức mẹ đồng trinh Maria ngồi trên ngai vàng và một em bé Chúa Giêsu. Mặc áo choàng màu đỏ bằng vải vàng là Thánh Rosalia, cô đang quỳ gối để nhận vương miện từ tay Chúa Giêsu. Trên mặt đất là hài cốt của cô và hoa loa kèn biểu thị tình yêu trong sáng với Thiên Chúa.

Mối liên kết kỳ diệu giữa nghệ thuật với đời sống con người

Những bức tranh này không chỉ là minh họa một câu chuyện; mà trong tất cả các bức tranh, Thánh Rosalia được miêu tả là người kết nối cho thành phố Palermo. Những bức tranh này đóng vai trò trung gian giữa con người với Chúa; chúng là biểu hiện của sự cầu nguyện và hy vọng.

Bệnh dịch hạch đến đỉnh điểm trong thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu. Một phần của sự tàn phá bởi dịch bệnh được miêu tả trong các tác phẩm nghệ thuật thời đó.

Mọi người khi xem tranh không phải để nói “Ồ bức tranh vẽ đẹp đấy! Hay họa sỹ tài năng đấy!” Mà cảm giác cuộc sống thật kỳ diệu, nó phụ thuộc vào hành vi ứng xử của chúng ta, nó thật thần thánh.

Họa sỹ Van Dyck khi hoàn thành bức tranh, ông không nghĩ rằng nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thế. Sức mạnh nghệ thuật vượt qua không gian, thời gian, nó vượt qua những gì mà một họa sỹ có thể tưởng tượng. Nó mang đến tình yêu và hy vọng trong trái tim những người đang cùng hoàn cảnh.

Hiện nay, chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, khi dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng, khắp thế giới trở nên tê liệt. Nhưng nghệ thuật có sức mạnh mang lại sự nhẹ nhõm, thoải mái và hy vọng vào điều kỳ diệu của tình yêu, sự vị tha.

Theo Canvas

Xem thêm: