Bộ phim tài liệu về “Năm trái đất thay đổi” vừa mới ra đời của David Attenborough; nó hầu như không nói về khía cạnh bi thương của đại dịch; mà về những thay đổi trong hành vi của con người thời gian này đã ảnh hưởng tích cực đến thế giới tự nhiên.
Tóm tắt nội dung
Giãn cách xã hội bởi đại dịch covid-19 đã tác động tích cực lên môi trường sống tự nhiên
Chương trình đặc biệt của BBC Natural History Unit; bộ phim thu thập các cảnh quay thời gian gần đây từ Nam Phi đến Alaska; khi các nhà nghiên cứu quan sát thiên nhiên đang trong quá trình phục hồi.
Trong lần cách ly đầu tiên của thế giới vào tháng 3 năm 2020; cảm nhận rõ ràng là ô nhiễm không khí ở Jalandhar-Ấn Độ đã giảm bớt;lần đầu tiên sau 3 thập kỷ có thể nhìn thấy những đỉnh núi tuyết của dãy Himalaya.
Loài chim Birdsong hót vang khắp San Francisco; chim sẻ mào trắng thúc đẩy mùa sinh sản bằng các nốt nhạc rộn ràng của tiếng gọi giao phối. Trong khi đó dưới lớp băng; tiếng kêu của những con cá voi lưng gù di cư vang xa hơn trên khắp vịnh Glacier; không còn bị lấn át bởi động cơ của những con tàu biển khổng lồ.
Tỷ lệ làm tổ thành công của rùa biển Loggerhead tăng từ 40% lên 61%. Trước đại dịch chúng bị bị tắc nghẽn bởi du khách ở Florida, những người yêu thích tiệc tùng trong kỳ nghỉ Xuân. Khi mùa sinh sản bắt đầu, qua video nhìn ban đêm; con rùa cái này lần đầu tiên trong đời có thể đẻ trứng trong yên tĩnh.
Một nhà nghiên cứu giải thích rằng; chúng ta không cần phải đóng cửa vĩnh viễn các bãi biển. Nhưng thực hiện sự thay đổi nhỏ như cho rùa độc quyền tiếp cận vào ban đêm, nó sẽ có tác dụng đáng kể với sự sinh tồn của chúng.
Các động vật có nguy cơ tuyệt chủng trở thành “vua” trong khoảng thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19
Thế giới, trong nhiều tuần, nhiều tháng… thậm chí hàng năm trời, các chính trị gia luôn nhắc nhở cư dân ở nhà. Việc giãn cách xã hội đã mang đến cho các nhà nghiên cứu cơ hội một lần trong đời quan sát mức độ tác động của con người đối với động vật, với thiên nhiên; bằng cách đơn giản là tách chúng ta ra khỏi tự nhiên.
Một con báo đã biến một khu nghỉ dưỡng sang trọng trống rỗng; thành cung điện của riêng mình ở Cape Town. Những chú chim cánh cụt jackass lững thững đi khắp các con đường trong thành phố.
Hay ở Buenos Aires, những con hươu, nai bình thường nhút nhát, đã đột kích vào những khu vườn được cắt tỉa cẩn thận ở vùng ngoại ô; nơi nó được xây dựng trên nền đất ngập nước trước đây là nơi sinh sống của hươu nai. Thay vì bị buộc phải ẩn náu trong màn đêm; hoặc bị đẩy ra ngoài rìa đang bị thu hẹp nhanh chóng; thì chúng được đi lại tung tăng, tự do trong thời gian đại dịch covid-19.
Việt Nam cây cối tươi tốt mùa màng bội thu
Gần 2 năm, sau khi thế giới bị cách ly bởi đại dịch covid; thì Việt Nam mùa màng bội thu tất cả từ vườn tược cho đến đồng ruộng; đâu đâu ai cũng nói về được mùa, nông dân phấn khởi chở thóc kĩu kịt đầy sân. Đây là một năm lúa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay; nông dân nhàn nhã từ khâu chăm bón đến rất ít phun thuốc mà lúa vẫn trĩu hạt; chuột bọ phá hại mùa màng cũng ít hơn hẳn. Nông dân tưng bừng phấn khởi vừa được mùa, vừa được giá.
Không chỉ có lúa, mà mới đầu mùa hè trái cây bày bán la liệt tại các chợ. Mãng cầu, xoài, bơ, vải, mận… đều tràn ngập, giá giảm 20%-30% so với mọi năm. Mặc dù từ Tết cho đến nay mưa đá xảy ra vài trận; nhưng quả mận đặc sản của Mộc Châu, Sơn La vẫn có tỷ lệ đậu trái cao.
Các tỉnh miền Nam hoa quả nhiệt đới như xoài, quít, mãng cầu, mít…đều cho quả sớm và được mùa. Năm nay thời tiết phía Nam có nhiều thuận lợi mùa mưa kéo dài; độ ẩm cao tạo điều kiện cho cây trồng phát triển; nên phần lớn cây trồng có tỉ lệ đậu trái cao.
Cảnh quay trong bộ phim là đàn cá voi lao mình lên trời; để nuốt chửng hàng ngàn con cá sẽ luôn ngoạn mục và thăng hoa cảm xúc. Bộ phim cũng cho chúng ta nhận ra rằng; những đau khổ trong hơn một năm qua vì đại dịch không phải là vô ích. Nó cũng như một lối thoát cho thảm họa môi trường; mà chắc chắn chúng ta vẫn đang phải đối mặt.
Một góc nhìn tích cực khác của đại dịch Covid-19
Thay vì vùi đầu vào bi kịch của đại dịch Covid, bộ phim “The Year Earth Changed” được dịch là “Năm trái đất thay đổi”; đã nhắc nhở chúng ta về sự ảnh hưởng giữa các loài và khả năng tự phục hồi của tất cả các dạng sống trên hành tinh của chúng ta. Vẫn còn hy vọng, bởi sự tái sinh của động vật hoang dã chứng minh rằng; hành động của con người thực sự có thể dẫn đến thay đổi tích cực.
Virus corona nếu có nguồn gốc từ phòng nghiên cứu Vũ Hán của Trung Quốc; thì có phải dịch bệnh là do con người gây ra? Các thí nghiệm về nhân bản vô tính từ động vật, cho đến loài người, nếu như có nhiều người giống hệt chúng ta được tạo ra từ một tế bào, liệu điều đó có được phép như thế hay không?
Khi các nhà khoa học phát minh ra trí tuệ nhân tạo, họ đã sửng sốt khi quan sát hai robot chơi cờ với nhau, chúng lừa lẫn nhau và còn có cả cảm xúc ở trong đó, mà điều này hoàn toàn không được lập trình. Theo một số nhà khoa học với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo; nhân loại có 2 lựa chọn cho tương lai hoặc là chúng ta biến mất khỏi mặt đất; hoặc là có thể bất tử.
Thời gian giãn cách toàn xã hội đã 2 năm, cũng là khoảng thời gian để cả trái đất nhìn nhận lại và thay đổi. Ít nhất là chúng ta cũng đã cảm nhận được thiên nhiên, môi trường đang phục hồi một cách thật diệu kỳ.
Xem thêm:
- Không phải thể dục, bí quyết sống lâu của người Nhật là gì?
- Đôi bàn tay của người cha nuôi con vào đại học
- Tại sao con cái phải hiếu thảo với cha mẹ?