Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, kiến ​​trúc sư của chính sách chống Trung Quốc mạnh mẽ nhất, đã bị bắn vào ngực vào thời điểm Nhật Bản đang trong tình trạng căng thẳng với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine. 

Shinzo Abe: Chính trị gia cứng rắn

Các quan chức thế giới đều bị “sốc” trước tin cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị bắn ở tỉnh Nara, và gửi lời chia buồn tới ông. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gọi đây là sự kiện “rất đáng buồn” đồng thời cho biết đang chờ thêm thông tin từ Nhật Bản.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gọi vụ tấn công là “đòn giáng mạnh” vào người dân Nhật Bản, những người yêu mến và ngưỡng mộ ông Abe. 

Bối cảnh chính trị Nhật Bản đầy xáo trộn khi Thủ tướng Shinzo Abe nắm quyền lãnh đạo, và chính ông là người đã thúc đẩy niềm tin ở Nhật Bản. Ông là người đã đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc quân sự công khai, và nâng  tầm ảnh hưởng của Nhật đối với các nước trong khu vực trước sự lấn lướt của Trung Quốc. 

Tổng thống Mỹ Donald J. Trump, ngồi bên cạnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại sự kiện kinh tế kỹ thuật số trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 Nhật Bản vào thứ Sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019, ở Osaka , Nhật Bản (ảnh: Nhà Trắng). Hôm 2/9/2021, WTO ra phán quyết bác bỏ đơn kiện của Trung Quốc nhắm vào chính sách thuế pin mặt trời của ông Trump.
Tổng thống Mỹ Donald J. Trump, ngồi bên cạnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại sự kiện kinh tế kỹ thuật số trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 Nhật Bản vào thứ Sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019, ở Osaka , Nhật Bản (ảnh: Nhà Trắng). Hôm 2/9/2021, WTO ra phán quyết bác bỏ đơn kiện của Trung Quốc nhắm vào chính sách thuế pin mặt trời của ông Trump.

Trên cương vị Thủ tướng, ông Abe đã phải xử lý những vấn đề hóc búa khi Trung Quốc thúc đẩy lợi ích của nước này ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.  Ông cũng mang lại sự ổn định trong quan hệ song phương với Mỹ, đồng thời thúc đẩy chủ nghĩa đa phương thông qua nhiều thỏa thuận quan trọng như:

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế EU-Nhật Bản (EPA) và các thỏa thuận quan trọng với châu Âu.

Có thể nói rằng, nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe được xem như là động lực ổn định trong thời điểm đầy biến động về địa chính trị.  

Ông cũng là Thủ tướng nắm quyền lâu nhất của Nhật Bản thời hậu chiến, và gần đây đã xuất hiện khá nhiều trước công chúng sau khi mãn nhiệm. Gần đây, ông đã bắt đầu làm cố vấn cho các nhóm lập pháp của Đảng Dân chủ Tự do (LDP), và thường xuyên đưa ra các thông điệp công khai, bao gồm vấn đề Hạt nhân và Đài Loan.

Ủng hộ “chia sẻ hạt nhân”

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe gần đây ủng hộ “chia sẻ hạt nhân” trong một cuộc phỏng vấn về tình hình Ukraine, và phát biểu về vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Nhật Bản.

Theo quan điểm của ông Abe, trong tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine hiện nay, Nhật Bản nên lên kế hoạch sớm hơn để thảo luận về chính sách gia nhập NATO  để “chia sẻ hạt nhân” giống như cách mà các thành viên trong khối này đang thực hiện, và triển khai vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản. 

Tất nhiên điều này khiến Trung Quốc không hề thích thú. Nếu Nhật Bản thực sự cho phép Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, Trung Quốc, với tư cách là nước láng giềng của Nhật Bản, đương nhiên sẽ không thể “ngồi yên”. 

Ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan

Ngoài chủ trương “chia sẻ hạt nhân”, cựu Thủ tướng Abe cũng có những phát biểu mạnh mẽ liên quan đến vấn đề eo biển Đài Loan. 

Vào tháng 12 năm ngoái, cựu thủ tướng Abe đã tuyên bố khá mạnh khi cảnh báo Mỹ và Nhật sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn nếu Bắc Kinh tấn công Đài Loan. Ông cũng nói nếu Đài Loan bị tấn công sẽ là mối đe dọa lớn đối với Nhật Bản. 

Theo nhận định của Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, nếu đối đầu với Nga trong cuộc chiến tại Ukraine sẽ ngăn chặn các cuộc xâm lược của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan hoặc Biển Đông, (ảnh ghép minh họa).
Theo nhận định của Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, nếu đối đầu với Nga trong cuộc chiến tại Ukraine sẽ ngăn chặn các cuộc xâm lược của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan hoặc Biển Đông, (ảnh ghép minh họa).

Các bình luận của ông Abe đã chọc giận Trung Quốc tới mức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu Đại sứ Nhật lên phản đối. Tháng 6 vừa qua, tại hội nghị chuyên đề Axios Outlook lần thứ 13, ông Abe tiếp tục đề cập đến vấn đề Đài Loan.

Cụ thể, ông nói rằng điều quan trọng là phải tạo ra một tình huống khiến Trung Quốc từ bỏ mục tiêu quân sự chiếm Đài Loan: “Do đó, các đồng minh trong khu vực cần phải xây dựng năng lực để phòng thủ hoặc ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan và thể hiện ý chí làm như vậy”.

Một lần nữa, Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản ‘đừng đùa với lửa’ về vấn đề Đài Loan sau phát biểu của cựu Thủ tướng Abe.  

Cựu Thủ tướng Abe: “Cái gai” của Trung Quốc

Cách đối phó của cựu Thủ tướng Abe với Trung Quốc là một bài học về địa chính trị cho các nhà lãnh đạo trên thế giới. Với sự hỗ trợ từ Mỹ, Ấn Độ và Australia, giấc mơ hiện thực hóa Bộ tứ kim cương QUAD của ông Abe cuối cùng đã được hé lộ.

Ngày 24/5/2022,  QUAD tuyên bố “không dung thứ” cho việc thay đổi nguyên trạng ở Châu Á – Thái Bình Dương, một cách chỉ trích “khéo léo” trực tiếp tới Trung Quốc.

Sự lãnh đạo của ông Shinzo Abe đã và sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại chế độ chuyên chế của Trung Quốc ngay cả khi ông rời chính trường.

Điều đó khiến Shinzo Abe trở thành “cái gai” đối với Trung Quốc. Điều này được thể hiện khá rõ ràng trong nhiều bài báo của tờ Global Times, trong đó có một bài báo có tiêu đề như sau: “Abe, mối đe dọa của cánh hữu Nhật Bản đối với hội nhập kinh tế châu Á”. 

Vì vậy, sau khi chính thức rời nhiệm sở, cựu Thủ tướng Abe đã không ngừng truyền đi một thông điệp lớn và táo bạo tới Trung Quốc rằng, dù đã rời chính trường nhưng ông sẽ tiếp tục là nhà lãnh đạo có tinh thần dân tộc. 

Giữ hòa khí với Nga

Trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Shinzo Abe luôn giữ quan hệ cân bằng với Nga, và quan tâm lớn đến việc phát triển quan hệ với Moscow. Ông tạo được mối quan hệ ‘thân thiết’ với Tổng thống Donald Trump, cũng như có quan hệ gắn kết với Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Shinzo Abe và Tổng thống Putin đã gặp nhau nhiều lần để giải quyết tranh chấp liên quan tới quần đảo Kurils. Cả hai nhà lãnh đạo luôn giữ thái độ ôn hòa và cởi mở.

Nhật Bản đã tặng chú chó Yume cho Tổng thống Putin để cảm ơn sự trợ giúp của Nga dành cho Nhật sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011. (Ảnh chụp màn hình)

Tại cuộc họp toàn thể của Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) ở Vladivostok năm 2019, Thủ tướng Shinzo Abe đã từng đề cập tới việc hai nhà lãnh đạo đã gặp mặt nhau rất nhiều trong các cuộc họp đến mức họ “ăn cả pound muối”. 

Ông phát biểu: “Tôi muốn mọi người giờ đây biết rõ điều này. Tôi muốn quý vị hiểu rằng Tổng thống Putin và tôi đã có nhiều bữa ăn cùng nhau, và quan hệ của chúng tôi ở mức như người ta nói “cùng ăn cả pound muối với nhau”.

Mối quan hệ giữa hai nước cũng được ông nhấn mạnh: “Nhật Bản và Nga cần cùng nhau tạo ra tương lai bây giờ… Vladimir, bạn và tôi nhìn thấy cùng một tương lai. Hãy tiến về phía tương lai ấy”.  

Nước Nhật thời hậu Abe

Nước Nhật dưới thời thủ tướng Kishida có vẻ “bất đồng” với các chính sách của cựu Thủ tướng Abe: Đó là “cứng rắn” với Nga và “mềm mại” với Trung Quốc. 

Không nghi ngờ gì nữa, cuộc chiến ở Ukraine đã củng cố mối quan hệ đối tác Nga-Trung trở nên “không giới hạn”. 

Thời điểm này, tình hình cho thấy mối quan hệ ngày càng đối nghịch của Nga với phương Tây và quan hệ đối tác ngày càng chặt chẽ với Trung Quốc đang bổ sung cho nhau. 

Chính quyền Thủ tướng Fumio Kishida nhận ra tất cả điều này và quyết định rằng, chiến lược lôi kéo Nga của người tiền nhiệm Shinzo Abe trở thành “bên cân bằng” trong tam giác Nhật-Trung-Nga đã không còn khả thi. 

Vì vậy Thủ tướng Kishida đã quyết định “hùa” theo phương Tây để áp dụng nhiều lệnh trừng phạt Nga mạnh mẽ.

Tuy nhiên điều này có vẻ chưa phù hợp lắm với bối cảnh kinh tế ảm đạm của Nhật, khi Nga đang siết chặt hơn Nhật Bản bằng cách khéo léo sử dụng dầu khí làm công cụ địa chính trị. 

Sắc lệnh giành quyền kiểm soát hoàn toàn dự án khai thác dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Quốc hội Nga (có khả năng trưng thu tài sản của Nhật), có thể là một lời cảnh tỉnh rằng:

Việc xa lánh và trừng phạt Nga có thể gây tổn hại đến lợi ích lâu dài của Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng thống Biden bị chỉ trích vì điều này sau vụ ám sát Shinzo Abe