Là cha mẹ, bạn không chỉ cố gắng truyền đạt cho con những kiến thức trong cuộc sống; bạn còn dạy chúng cách đối xử tốt với người khác, và khả năng điều chỉnh cảm xúc tốt.

Khi dạy trẻ các bài học và kỹ năng sống, cha mẹ thường không chú trọng sự phát triển trí tuệ cảm xúc. Lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, lòng tốt và các giá trị khác ở trẻ em phát triển “một cách tự nhiên” khi chúng lớn lên.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, trí tuệ cảm xúc là yếu tố quyết định để đạt được thành công về chất lượng cuộc sống, sức khỏecác mối quan hệ.

Do vậy, cha mẹ nên chủ động rèn luyện cho con trí thông minh cảm xúc và nhận thức về bản thân. Đồng thời giúp chúng học cách trở nên tử tế; không chỉ vì bản thân chúng mà còn vì lợi ích của cả thế giới rộng lớn. Cùng nhau tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai!

Dạy con về lòng tốt

Lòng tốt là một đức tính mà mọi đứa trẻ phải được khuyến khích bồi dưỡng. Hãy dạy chúng rằng có một sức mạnh nội tâm to lớn toát ra từ những việc làm tử tế.

Trẻ em có ý thức tự nhiên trong việc thể hiện cảm xúc của mình và thể hiện sự đồng cảm với người khác. Là cha mẹ, bạn phải nhấn mạnh cho chúng thấy rằng: đây là một trong những giá trị không thể thiếu mà ai cũng phải có.

Lòng tốt và sự đồng cảm không là gì khác ngoài việc thấu hiểu những khó khăn của người khác. Đồng cảm là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác. Cha mẹ phải dạy trẻ yêu cầu sự giúp đỡ; và cách tiếp cận để giúp đỡ người khác.

Con đặt mình ở vị trí người khác và tiếp cận để giúp đỡ.
Con đặt mình ở vị trí người khác và tiếp cận để giúp đỡ (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Khi ở trường hoặc ở sân chơi, hãy dạy con hiểu biết tinh tế về cảm xúc và tình huống của những đứa trẻ khác. Đồng thời tiếp cận người khác để đề nghị giúp đỡ một việc gì đó. Một câu đơn giản “Hãy để tôi giúp bạn” có thể là bước khởi đầu xây dựng lòng trắc ẩn.

Các phép lịch sự cơ bản

Một đứa trẻ được làm quen với các phép lịch sự cơ bản ngay từ khi còn nhỏ sẽ tự tin hơn; và có lòng tự trọng cao hơn. Cùng với thời gian, khi trẻ phát triển ý thức về thời điểm và cách chào hỏi mọi người; trẻ sẽ không chỉ cư xử tốt với người khác; mà còn có lòng nhân ái với mọi người và dễ gần với mọi người.

Trẻ em tiếp thu nhanh những thói quen và bài học từ cha mẹ. Cha mẹ phải nêu gương tích cực bằng cách tập nói “xin lỗi”, “làm ơn” “cảm ơn” khi cần thiết.

Bạn không phải là bạn của con bạn. Những đứa trẻ của bạn rất thông minh và đáng yêu. Chúng biết bạn rất rõ và có thể “mê hoặc” bạn một cách dễ dàng. Những gì bạn đang làm sẽ dạy chúng kỷ luật cuộc sống. Bạn cần dạy con cách để trở nên tỉnh táo, mạnh mẽ và có những thói quen lành mạnh. Cho nên, đôi khi bạn phải kiên quyết và nói: “Không!” Điều này sẽ dạy chúng khi nào và cách tự nói “không”.

Những đứa con của bạn rất thông minh và đáng yêu. Chúng biết bạn rất rõ và có thể "mê hoặc" bạn một cách dễ dàng.
Những đứa con của bạn rất thông minh và đáng yêu. Chúng biết bạn rất rõ và có thể “mê hoặc” bạn một cách dễ dàng (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Điều quan trọng nữa là cha mẹ hãy cho phép trẻ hình thành thói quen theo tốc độ của riêng chúng; và kiên nhẫn với chúng. Cha mẹ cũng có thể khuyến khích những hành vi tốt hoặc thừa nhận những cách cư xử tốt của con. Ai cũng thích khen ngợi.

Dạy con yêu cầu sự giúp đỡ nếu cần và cách chấp nhận những lời chỉ trích

Học hỏi từ những lời chỉ trích mang tính xây dựng giúp con gặt hái một số bài học quan trọng nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, để làm được không hề dễ dàng. Trẻ em không thích những lời chỉ trích. Do đó, phụ huynh phải làm sao để con dễ dàng xử lý phản hồi tiêu cực; và rút ra bài học từ đó.

Đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội, con rất dễ bị bạn bè chỉ trích. Tôi tin chắc rằng điều cần thiết là dạy cho đứa con quý giá của bạn rằng: ý kiến ​​của người khác về chúng không liên quan gì đến bản chất của chúng. Những gì người khác nghĩ về con là việc của họ. Có một câu danh ngôn như thế này: “Gậy và đá có thể làm tôi gãy xương nhưng lời nói sẽ không bao giờ làm tôi tổn thương.”

Đừng để những lời chỉ trích phá vỡ sự bình yên trong tâm trí con.
Đừng để những lời chỉ trích phá vỡ sự bình yên trong tâm trí con (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Nói chung, vòng lặp phản hồi mà con bạn có thể thấy mình bị mắc kẹt thường bắt đầu ở trường. Bước đầu tiên là khuyến khích con trẻ thoải mái bày tỏ cảm xúc và ý kiến ​​của mình trước mặt bạn.

Theo dõi biểu hiện của chúng, bạn có thể muốn đồng cảm với cảm giác xấu hổ hoặc tội lỗi của chúng. Hãy chắc chắn rằng đầu tiên là thừa nhận cảm xúc của chúng.

Bạn có thể bắt đầu bằng những câu như “Mẹ biết con đang buồn”; và dần dần tiến tới khiến chúng xác định được điều gì đã xảy ra trong bối cảnh cụ thể. Bạn cần có lòng trắc ẩn và sự hiểu biết dành cho con. Rồi dần dần con sẽ phát triển được khả năng rút ra bài học từ lời phê bình tích cực.

Học sự tôn trọng và lòng tự trọng

Tôn trọng ai đó là dành cho người đó tình yêu và sự quan tâm. Nuôi dạy con cái tích cực nghĩa là cha mẹ dạy con cái một cách tôn trọng mà không thô lỗ với con.

Đối mặt với những dấu hiệu thiếu tôn trọng ở con bạn phải “can thiệp” sớm; nhưng đừng than thở về việc con bạn “thiếu tôn trọng” như thế nào. Hãy nhớ rằng con cái phản ánh hành vi của bạn ở nhà. Do đó, với tư cách là cha mẹ, điều cần thiết là bạn xem lại chính mình đã thể hiện hành vi phù hợp chưa.

Tự trọng là một phẩm chất cao quý.
Tự trọng là một phẩm chất cao quý (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Học cách tử tế là một quá trình liên tục và lâu dài. Là cha mẹ của một đứa trẻ, bạn phải giữ vững cái đầu của mình; và giúp con bạn điều hướng cảm xúc của chúng; phát triển thành một con người tử tế hơn, đồng cảm hơn, xây dựng lòng tự tin và lòng tự trọng.

Cũng xin lưu ý rằng một số trẻ em, giống như người lớn, rất độc lập và tự chủ; và chúng muốn tự tìm hiểu tất cả. Nếu đây là phong cách của con bạn, bạn hãy tôn trọng đặc điểm cao quý đó. Đồng thời, bạn, với tư cách là một bậc cha mẹ khôn ngoan, vẫn sẽ theo dõi; và giám sát đời sống của chúng.

Theo Vision Times

Xem thêm: