Ếch Golden Poison không chỉ là loài ếch độc nhất; mà còn là một trong những động vật độc nhất trên Trái đất. Nọc độc trong một con ếch dài 5cm có thể giết 10 người đàn ông trưởng thành.

Một con ếch Golden Poison chứa 1.900 microgram nọc độc. Những người Emberá bản địa – Colombia khi đi săn đã dùng phi tiêu có nọc độc mạnh của loài ếch này.

Tên khoa học của ếch độc vàng là Phyllobates terribilis. Nó được mệnh danh là ếch phi tiêu độc. Loài lưỡng cư có màu sắc rực rỡ này có kích cỡ lớn nhất là 5 cm, trong số hơn 100 loài ếch phi tiêu độc. Ếch độc vàng giữ kỷ lục Guinness thế giới về loài ếch độc nhất.

Màu sắc và môi trường sống của ếch độc vàng

Êch Golden Poison có màu sắc tươi sáng và đa dạng. Như cái tên cũng cho thấy, màu phổ biến nhất của nó là màu vàng đậm hoặc vàng. Nhưng màu sắc của nó thay đổi từ vàng sang xanh bạc hà, đến cam và đôi khi là màu trắng.

Màu sắc tươi sáng có thể cảnh báo những kẻ săn mồi về sự độc hại của chúng. Ếch độc vàng có màu sắc cơ thể đồng nhất, thay vì các mảng và hoa văn sẫm màu.

Thông thường, con đực trưởng thành nhỏ hơn con cái. Chúng có chiều dài khoảng 4,7cm, nhưng con cái có thể dài từ 5 đến 5,5 cm. Trên mỗi bàn chân của ếch độc vàng có ba ngón chân, ngón giữa dài nhất, hai ngón còn lại có cùng chiều dài. Mẩu dính nhỏ trên ngón chân của ếch giúp chúng bám chắc khi leo trèo. Nó có một mảng xương hàm dưới nhô ra ngoài, tạo ấn tượng giả là có răng.

Ếch độc vàng có nguồn gốc phía Tây Colombia. Nó cư trú trên tầng rừng ẩm ướt, chủ yếu trong Rừng nhiệt đới Chocó và bờ biển Thái Bình Dương của Colombia.

Động vật độc nhất

Ếch độc vàng có kích thước nhỏ; trông có vẻ như vô hại. Nhưng trên thực tế, chất độc của nó lại gây chết người. Chất độc do chúng tạo ra mạnh gấp 20 lần so với bất kỳ chất độc nào, nó độc gấp hàng nghìn lần so với xyanua.

Độc tố của chúng xâm nhập vào máu, chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây tử vong. Một con ếch mang đủ chất độc để giết chết hơn 10 người. Một lượng độc tố bằng 2 hạt muối đủ để giết một người.

Đối với động vật có nọc độc thì hệ thống phân phối chất độc thông qua vết đốt. Ếch độc vàng không có nọc độc, nó có chất độc trong các tuyến ở da. Vì vậy, cắn phải nó có thể nguy hiểm bởi chúng cực độc.

Cơ chế gây tử vong của ếch độc vàng

Ếch độc vàng cư trú chủ yếu trong Rừng nhiệt đới Chocó - Colombia. (Ảnh unsplash).
Ếch độc vàng cư trú chủ yếu trong Rừng nhiệt đới Chocó – Colombia. (Ảnh unsplash).

Khi chúng gặp nguy hiểm, chất độc là cách bảo vệ duy nhất. Chúng có thể chống lại kẻ săn mồi bằng cách thải độc qua da. Chất độc ngăn chặn sự dẫn truyền của các tín hiệu thần kinh; khiến các cơ của nạn nhân ngừng co bóp, cuối cùng có thể dẫn đến tử vong do trụy tim, liệt cơ hô hấp.

Theo một nghiên cứu, độc tính cao của những loài lưỡng cư có màu sắc rực rỡ này là do chúng tiêu thụ các loại côn trùng có chứa cùng một loại độc tố như batrachotoxin. Loài côn trùng đó có thể là bọ cánh cứng thuộc họ Melyridae.

Mặc dù là loài động vật độc nhất; nhưng loài ếch độc vàng này phải đối mặt với kẻ thù săn mồi tên là Liophis epinephelus; một con rắn nhỏ có thể ăn ếch non. Loài rắn này dường như miễn dịch với chất độc do ếch độc vàng tạo ra.

Ếch độc vàng làm thuốc độc để săn bắn

Thổ dân ở Colombia lấy chất độc từ da của ếch độc vàng xong, họ thường thả chúng về rừng (Ảnh unsplash).
Thổ dân ở Colombia lấy chất độc từ da của ếch độc vàng xong, họ thường thả chúng về rừng (Ảnh unsplash).

Trong nhiều thế hệ, các bộ tộc ở Colombia như người da đỏ Choco và Embre đã sử dụng chất độc của loài ếch này để làm đầu các phi tiêu. Họ sử dụng những chiếc phi tiêu đó để săn động vật có vú và chim chóc.

Lấy chất độc từ da ếch là một quá trình kinh khủng. Thổ dân bắt ếch trong rừng, nhốt chúng trong một chiếc gậy rỗng. Khi cần chất độc, họ lấy một con ếch ra và đâm một mảnh nhọn vào cổ họng con ếch. Ếch độc vàng trở nên sợ hãi và căng thẳng, nó bắt đầu đổ mồ hôi chất độc. Đặc biệt là lưng của nó sẽ phủ một lớp chất lỏng độc hại; thổ dân sẽ cọ mũi tên vào thứ chất lỏng chết người đó.

Khi chất độc đã khô, nó vẫn còn tác dụng lên đến một năm. Một con ếch trên lưng cung cấp đủ chất độc để bắn 2-3 phi tiêu. Khi lấy xong chất độc, họ thường thả ếch trở lại rừng.

Theo Sách Đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa; ếch độc vàng được xếp vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù là loài động vật độc nhất; nhưng chúng đã trở nên ít dần đi do mất môi trường sống.

Theo amazopedia

Xem thêm: