Ngoài cơn bão số 1 (tên quốc tế Chaba) đang tăng cấp, thì một cơn áp thấp nhiệt đới khác ở ngoài biển Đông cũng mạnh lên thành bão.
- Vụ xe chở gỗ khủng thong dong qua nhiều tỉnh thành: CSGT Huế báo cáo không phát hiện
- Một thuyền trưởng quê Nghệ An tử vong trong vụ nổ khí độc ở cảng Aqaba, Jordan
- Vụ kit test Việt Á thêm một giám đốc CDC bị bắt
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia nhận định, lúc 10h hôm nay (1/7), bão số 1 đã mạnh lên cấp 11. Dự báo trong 24h tới, bão sẽ mạnh thêm lên cấp 11-12, giật cấp 15. Sau đó bão đi vào phía Nam Trung Quốc và giảm dần cường độ.
Do ảnh hưởng của bão, dự báo từ sáng mai, khu vực Vịnh Bắc Bộ bao gồm cả huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ gió sẽ mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 3-5m, biển động rất mạnh.
Khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có khả năng sóng lớn kết hợp triều cường. Trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 2 – 4m, biển động mạnh.
Đáng lưu ý, ngoài bão số 1-CHABA, một cơn áp thấp nhiệt đới khác ở ngoài Biển Đông cũng mạnh lên thành bão khiến tình hình trở nên phức tạp hơn khi có hai cơn bão cùng hoạt động, cách nhau gần 1.800 km.
Trao đổi với PLO, chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan cho biết đây là tình huống bão đôi.
“Cơn bão mới có tên AERE, cường độ cấp 8-9, tốc độ di chuyển chậm hơn bão số 1-CHABA đang là 15 km/giờ. Khả năng bão AERE sẽ mạnh thêm nhưng không đi vào Biển Đông. Tuy nhiên, vẫn sẽ có sự tương tác với cơn bão Chaba đang hoạt động trên Biển Đông” – bà Lan nói.
Phía Cơ quan khí tượng dự báo sẽ có 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông, trong đó 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong năm nay. Riêng tháng 6-8 có ít nhất hai cơn bão.