Hàng loạt trẻ đuối nước; Cách chức trung tướng quân y; Bắt lãnh đạo Tân Hoàng Minh là những tin nổi bật tuần qua.
- Đắk Lắk: Gần 400ha rừng bị thảm sát
- Trộm đột nhập vào nhà dân lấy từ ổ điện, kệ bếp đến cửa sổ
- Video: Ba anh em xếp chồng lấy bánh
Tóm tắt nội dung
Gần 3.000 trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm
Những ngày gần đây, nhiều địa phương ghi nhận tình trạng học sinh đuối nước. Cụ thể, ngày 4/4, 5 bé gái cùng học lớp 6 tại trường THCS Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hoá rủ nhau đến sông Mộc Khê tắm. Khi đang tắm, cả 5 nữ sinh bị đuối nước, mất tích. Đến trưa ngày 5/4 thi thể các nạn nhân được tìm thấy.
Trước đó, ngày 3/4, bốn học sinh trường THCS Hòa Hiệp (xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng bị đuối nước tử vong trong lúc đến hồ thủy lợi Suối Các chơi.
Theo thống kê, tại Việt Nam, gần 3.000 trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và gấp 10 lần các nước phát triển, chiếm trên 45% số ca trẻ tử vong do tai nạn thương tích trên cả nước.
400 nhân viên y tế tại TP. HCM nghỉ việc trong 90 ngày
Báo Lao Động đưa tin, trong quý 1 năm 2022 TP. HCM cũng có khoảng 400 nhân viên y tế xin nghỉ việc.
Trước đó, năm 2020 TP. HCM có 597 nhân viên y tế cơ sở công xin nghỉ việc và năm 2021 đã có thêm 968 trường hợp xin nghỉ – con số cao nhất ở TP. HCM sau thời gian dài chống dịch Covid-19.
Nguyên nhân chủ yếu được Sở Y tế cho biết là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nguồn thu nhập của nhiều bệnh viện và cơ sở y tế bị sụt giảm nhiều nên ảnh hưởng đến thu nhập của các nhân viên y tế.
VnExpress thống kê, TP. HCM đang có tỷ lệ 20 bác sĩ trên 10.000 dân. Ở các nước phát triển, tỷ lệ này có thể đạt khoảng 36 đến 44 đến 62 bác sĩ trên 10.000 dân.
Tỷ lệ nhân viên y tế tại thành phố hiện thấp nhất nước, chỉ khoảng 2,31 trên 10.000 dân, thấp hơn số trung bình cả nước là 7.
Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt
Ngày 5/4, Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh và 6 đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ông Dũng, công cũng cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 người khác để điều tra.
Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc từ tháng 7/2021 đến tháng 3, ông Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan để phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng.
Việc này bị cho rằng có “mục đích huy động tiền của các nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu”.
Trung tướng, Giám đốc Học viện Quân y bị cách chức
Trung tướng Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân y, bị cách chức tất cả chức vụ trong đảng, theo một thông cáo của Ban Bí thư phát ngày 5/4.
Thiếu tướng Hoàng Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc Học viện Quân y cũng nhận hình thức kỷ luật tương tự.
Theo báo chí đăng tải, sai phạm của ông Quyết, ông Lương và lãnh đạo Học viện Quân y liên quan đến nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 phục vụ công tác phòng chống dịch và việc mua sắm vật tư, kit xét nghiệm từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.
Liên quan đến vụ việc vụ Việt Á hôm 8/4, Sở Y tế tỉnh Bình Phước quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc CDC Bình Phước bằng hình thức cách chức.
Trước đó, ông Sáu báo với Sở Y tế có nhận quà của Việt Á và xin trả lại. Sau đó, ông cùng nhiều cán bộ CDC tỉnh bị Bộ Công an mời làm việc. Hiện, cơ quan công an chưa công bố kết quả điều tra.
Giá lương thực toàn cầu tăng kỷ lục
Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ngày 8/4 cho biết giá lương thực thế giới đã đã ghi nhận mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 vừa qua, trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc và dầu ăn.
Chỉ số giá lương thực của FAO trong tháng 3 là 159.3 điểm, tăng so với con số 141,4 điểm vào tháng 2. Thông báo của FAO nêu rõ chỉ số giá lương thực đã tăng 12,6% từ tháng 2 đến tháng 3, lên mức cao kỷ lục mới kể từ khi ghi nhận các chỉ số năm 1990.
Giới chuyên gia nhận định, giá lương thực cao hơn góp phần làm tăng lạm phát trên diện rộng khi các nền kinh tế đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19.FAO cũng cảnh báo giá lương thực tăng cao sẽ đẩy thêm hơn 40 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực.
Trong nước đầu tháng 4, một số mặt hàng như yếu phẩm, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm cũng rục tịch tăng giá.