Vợ chồng tuy có học vấn cao thấp khác nhau, vẫn bên nhau hạnh phúc trọn đời. Bởi vì yếu tố chính quyết định hạnh phúc của vợ chồng là phẩm hạnh.

Khi Hồ Thích được 13 tuổi, dưới sự sắp xếp của mẹ, ông đính hôn với Giang Đông Tú, là con gái của người bạn cũ của mẹ ông, hai nhà cách nhau một ngọn núi. Sau khi đính hôn, Hồ Thích đến Thượng Hải học đại học rồi sang Mỹ du học. Trong hơn mười năm kể từ khi đính hôn cả hai người không hề gặp mặt nhau.

Vào một lần nọ, Hồ Thích bị ốm. Giang Đông Tú vốn là một người không biết nhiều chữ nghĩa nhưng cũng đã viết vài từ hỏi thăm. Vì điều này mà Hồ Thích từng viết một bài thơ:

Bị bệnh được thơ người,
Chưa đầy tám hàng chữ,
Lời không gì nghiêm trọng,
Nhưng khiến mình thật vui.

Vào tháng 12 năm 1917, Hồ Thích lúc này đang là một giáo sư ở trường đại học Bắc Kinh, đã vâng theo yêu cầu mẹ mình về nhà kết hôn.

Vợ chồng có học vấn cao thấp khác nhau vẫn chung thủy trọn đời

Sau khi kết hôn, Hồ Thích để Giang Đông Tú ở lại quê nhà chăm sóc mẹ già và một mình đến Bắc Kinh. Năm 1918, Giang Đông Tú rời khỏi quê nhà và đến ở cùng chồng. Kể từ đó trở đi bất kể chân trời góc biển nào, Giang Đông Tú cũng luôn ở bên cạnh ông. Đường Đức Cang từng đùa rằng: “Tên tuổi Hồ Thích vang khắp vũ trụ, bà vợ bó chân cũng nổi tiếng theo.”

Dù học vấn cao thấp khác nhau, vợ chồng được bên nhau đã là hạnh phúc
Vợ chồng có thể bên nhau đã là điều hạnh phúc.

Hồ Thích và Giang Đông Tú, một người đi du học Mỹ 7 năm, tiến sĩ, và là nhà lãnh đạo của phong trào Tân Văn hóa; một người là phụ nữ nông thôn bó chân không có văn hóa. Sự kết hợp tưởng chừng như không xứng đôi chút nào, nhưng họ lại chung thủy và ở bên nhau trọn đời.

Hạnh phúc vợ chồng dựa vào phẩm hạnh

Có người chế giễu Hồ Thích là “sợ vợ”, nói: Vợ đi ra khỏi nhà thì phải đi theo; lệnh của vợ phải nghe theo; vợ nói sao cũng nghe theo một cách mù quáng; vợ trang điểm cũng phải đợi, sinh nhật của vợ thì phải nhớ; vợ đánh mắng phải nhẫn chịu, vợ tiêu tiền thì phải chịu.

Hồ Thích không quan tâm đến những lời chế giễu này. Ông không phải “sợ vợ” như mọi người vẫn nghĩ; mà đó là sự bao dung, đối xử với nhau chân thành một cách tự nhiên.

Học vấn cao thấp không phải là yếu tố quyết định hạnh phúc của vợ chồng
Vợ chồng cần lắm sự bao dung, chân thành, mới có thể đi đến bạc đầu răng long (ảnh: Eva).

Hạnh phúc của hôn nhân không thể đánh giá bằng trình độ học vấn mà là phẩm hạnh.

Người xưa có câu: “Một sợi nhân duyên xuyên suốt ngàn dặm”. Nam nữ đến với nhau là do duyên số. Loại duyên phận này bắt nguồn từ ân oán của hai người trong kiếp trước, mới có chuyện nắm tay nhau trong cuộc đời này. Bất kể là ân hay oán của kiếp trước, chỉ cần đời này chúng ta thấu hiểu bao dung lẫn nhau, đối xử tốt với nhau thì hôn nhân mới hạnh phúc ngọt ngào.

Theo Chánh Kiến

Xem thêm: