Ở Việt Nam, sốt xuất huyết được lưu hành rất phổ biến cả thành thị và nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7 – 10 trong năm. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 19/9, cả nước ghi nhận 49.113 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 trường hợp tử vong tại 9 tỉnh, thành phố: Bình Phước (6 ca), TP. HCM (2 ca), Đồng Nai (2 ca), Bình Dương (2 ca), Bà Rịa – Vũng Tàu (1 ca), Phú Yên (2 ca), Sóc Trăng (1 ca), Tây Ninh (1 ca), Bình Thuận (1 ca).

Cho biết về sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, Cục Y tế dự phòng thông tin được báo Thanh Niên đăng tải, sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

sốt xuất huyết
Ảnh chụp màn hình hiển thị trên báo Thanh Niên.

Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả ở thành thị và nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7 – 10 trong năm.

Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc khiến công tác điều trị rất khó khăn, có thể gây tử vong, nhất là với trẻ em.

Sốt xuất huyết thể bệnh nhẹ:

Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.

Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Sốt xuất huyết thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.