Gần như mọi người đều đã trải qua hiệu ứng “Đá con mèo”, nhưng nó chính xác là gì? Làm thế nào để tránh những thứ tiêu cực như vậy?

Một ví dụ về hiệu ứng “Đá con mèo” như thế này. Sau khi bị sếp chỉ trích nặng nề, một người đàn ông về nhà và nhìn thấy cậu con đang nhảy trên ghế liền quát mắng. Thấy vậy, thằng bé tức giận đi ra ngoài; và đá vào con mèo khiến nó lăn lóc ngoài sân. Con mèo sợ hãi bỏ chạy, chạy ra đường thì một chiếc xe tải chạy qua. Để né con mèo, tài xế xe tải chuyển lái, vô tình tông vào một đứa trẻ trên vỉa hè bị thương.

Hiệu ứng “Đá con mèo” xảy ra mọi nơi

Hiệu ứng “Đá con mèo” rất nổi tiếng, biểu trưng cho sự lan truyền cảm xúc. Tâm trạng tức giận và tệ hại truyền từ những người cấp cao đến cấp dưới; từ kẻ quyền lực đến kẻ yếu, và cuối cùng là kẻ dưới đáy – những người dễ bị tổn thương nhất, những người không có chỗ để trút giận và sau đó trở thành nạn nhân cuối cùng.

Cuộc sống đầy rẫy những người sử dụng việc “đá con mèo” như một cách để trút giận. Một người chồng bị sếp mắng ở nơi làm việc về nhà lại ra tay với vợ con. Một người khác đã bị cấp trên phê bình báo cáo và được yêu cầu làm lại vào buổi sáng đã bày tỏ sự thất vọng của mình về một cậu bé giao hàng vào buổi trưa; và sau đó đưa ra đánh giá không tốt về một ứng dụng vào cuối ngày.

Những cảm xúc tiêu cực chiếm 30% cuộc đời

Những người “đá con mèo” có thể không thành công trong cuộc sống; nhưng họ luôn tìm thấy những nạn nhân yếu hơn mà họ có thể trút bỏ nỗi thất vọng. Nhà tâm lý học Nandi Nathan của Đại học Michigan đã phát hiện ra trong nghiên cứu của mình rằng: trung bình 30% cuộc đời của một người chứa đầy những cảm xúc tồi tệ; và chúng thường do những rắc rối nhỏ và đột ngột này gây ra. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến người đó mà còn lây lan sang người khác.

Trong xã hội hiện đại, mọi người đều là một mắt xích trong chuỗi dài của hiệu ứng “Đá con mèo”. Khi công việc và học tập ngày càng cạnh tranh, mọi người cảm thấy căng thẳng và xúc động mạnh hơn. Nếu không kịp thời giảm thiểu tác động của yếu tố tiêu cực này; bạn sẽ vô tình vướng vào hiệu ứng “đá con mèo”, bị người khác “đá”, rồi lại “đá” người khác. Cuối cùng cuộc sống của bạn thành một vòng luẩn quẩn.

Vì vậy, làm thế nào bạn có thể ngăn chặn hiệu ứng “đá con mèo”?

Kiểm soát cảm xúc của bạn

Cảm xúc dễ chịu tạo ra một tư duy lành mạnh trong một cá nhân và góp phần tạo ra một bầu không khí thoải mái và vui vẻ; sẽ ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh họ. Trong khi những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như buồn chán, trầm cảm và tức giận; tạo ra một bầu không khí căng thẳng và rắc rối, lây lan sang gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Giống như một viên đá nhỏ được ném vào mặt nước phẳng lặng của một cái ao; những gợn sóng mà nó tạo ra sẽ lan ra rất xa. Ô nhiễm cảm xúc có thể giống như một căn bệnh lây nhiễm cho cộng đồng.

Do đó, khi mọi chuyện không như ý, trước hết hãy bình tĩnh, đặt mình vào vị trí của người kia mà suy nghĩ khác. Sau đó, bạn sẽ có thể nhìn nhận tình hình một cách hợp lý; và những cảm xúc đau khổ đó có thể được chuyển hóa và giải quyết, tránh nhiều phản ứng khó chịu có thể xảy ra.

3 cách để điều chỉnh cảm xúc

1. Luôn lạc quan

Bất kể khó khăn hay thất bại bạn gặp phải trong cuộc sống, hãy rèn luyện tinh thần lạc quan và tích cực vì luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Duy trì một thái độ lạc quan thường sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực, sự tự tin và hy vọng cho tương lai. Đánh giá cao những khía cạnh tích cực của cuộc sống và giúp đỡ người khác gặp khó khăn ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn; có thể làm tăng cảm xúc tích cực và giúp bạn lạc quan.

Nụ cười, những suy nghĩ tích cực, và không ngừng giúp đỡ người khác, tất cả điều này khiến bạn sống lạc quan.
Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lý do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lý do để cười (ảnh: pixabay).

2. Xả bỏ cảm giác tồi tệ một cách thích hợp

Tâm sự nỗi buồn của bạn với ai đó sẽ giúp loại bỏ những lo lắng và phiền muộn; và có thể giúp bạn đạt được sự bình yên trong tâm trí. Điều này cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Tâm sự, chia sẻ để nỗi buồn được vơi đi.
Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác (ảnh: pixabay).

3. Duy trì sự căng thẳng tích cực

Căng thẳng tích cực là điều cần thiết trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta tập trung và có động lực, thúc đẩy chúng ta làm việc theo mục tiêu và cảm thấy hài lòng với cuộc sống. 

Đặt mục tiêu trong cuộc sống, và khi đạt được mục tiêu bạn sẽ cảm thấy hài lòng.
Người không có mục tiêu cũng giống như con tàu không có bánh lái (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Bước ra ngoài vùng an toàn của bạn bằng cách đảm nhận một trách nhiệm mới hoặc phát triển một kỹ năng mới. Đặt mục tiêu (cá nhân và nghề nghiệp) vừa thách thức vừa thực tế. Theo dõi tiến độ công việc cho đến khi hoàn thành và tận hưởng cảm giác hài lòng.

Theo Vision Times

Xem thêm: