Đó là lời thề Hippocrates với giá trị ngàn năm. Lời thề này đặt ra tiêu chuẩn hành vi, mà bác sĩ phải tuân thủ trong quá trình hành nghề. Nó được Thần định ra cho các bác sĩ, thông qua miệng của bác sĩ Hippocrates thời cổ đại, cho nên nó mới có thể lưu truyền hàng ngàn năm.

Lời thề Hippocrates trong y học hiện đại

Hippocrates là một bác sĩ người Hy Lạp cổ đại; ông sống vào thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Ông có tài y thuật xuất chúng và y đức cao quý. Ông cũng được coi là người sáng lập ra nền y học phương Tây. Năm 1804, Trường Y Montpellier ở Pháp đã lần đầu tiên sử dụng toàn văn của Lời thề Hippocrates làm lời thề của các sinh viên tốt nghiệp.

Trong suốt thế kỷ 20, nhiều trường đại học Y đặc biệt là ở Mỹ, đã dùng “Lời thề Hippocrates” trong lễ trao bằng học vị Bác sĩ. Nội hàm của Lời thề Hippocrates đặc biệt sâu sắc. Thậm chí những người ngoài lĩnh vực y tế, cũng thấy thích hợp để áp dụng nó, và từ đó có được được trải nghiệm sâu sắc.

Nội dung của Lời thề Hippocrates

Tôi xin thề trước Thần chữa bệnh Apollo; trước Thần y Asclepius, trước Thần Hygieia và Panacea; và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ Thiên Thần; là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng, để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề.

Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý; những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi; các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết, và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi; tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ. Cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi, mà dành công việc đó cho những người chuyên.

Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh; tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại…nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra; và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm; tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội; thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại”

Những điểm nổi bật của lời thề Hippocrates

Hippocrates, một thầy thuốc Hy Lạp cổ đại, được coi là người sáng lập ra nền y học phương Tây.
Hippocrates, một thầy thuốc Hy Lạp cổ đại, được coi là người sáng lập ra nền y học phương Tây.

Lời thề chỉ rõ rằng, làm bác sĩ thì nhất định phải có chính tín đối với Thần. Nhân loại có các loại ngành nghề khác nhau, mà trong đó y học là một nghề có tính đặc thù. Nó giúp con người có được một thân thể khỏe mạnh, để có thể chuyên tâm sinh sống và làm việc. Vậy nên từ xưa đến nay bác sĩ vẫn được coi là một nghề nghiệp cao quý.

Làm nghề chữa bệnh, chỉ khi thực tâm có chính tín đối với Thần mới có thể trân quý sinh mệnh; có được tấm lòng từ bi với bệnh nhân; nhất tâm nghiên cứu và học tập y thuật. Trong quá trình chữa bệnh cho bệnh nhân, họ có thể có được sự quán xuyến và gia trì của Thần, giúp cho bệnh nhân sớm ngày bình phục.

Thực chất, vào thời cổ đại các nhà y học vĩ đại dù ở phương Đông hay phương Tây, đều là những người tu đạo. Làm nghề y chẳng qua là phương cách tu luyện của họ; mà cơ sở tu luyện chính là tín tâm đối với Thần. Bản thân Hippocrates, và những thầy thuốc nổi tiếng như Hoa Đà, Lý Thời Trân…trong quá trình chữa bệnh đều có công năng đặc dị.

Lời thề này cũng quy định các hành vi, mà các bác sĩ phải tuân thủ trong quá trình hành nghề Y. Nó được Thần định ra cho các bác sĩ thông qua miệng của Hippocrates, cho nên mới có thể lưu truyền hàng ngàn năm. Từ đó có thể thấy được rằng, Thần có yêu cầu rất cao về tâm tính và phẩm đức đối với những người theo nghề này; nó không giống với các ngành nghề khác.

Khi con người thờ ơ với niềm tin vào Thần

Những người tín Thần đều biết rằng, lời thề là không thể tùy tiện phát ra; cho nên khi họ phát ra lời thề là đặc biệt trang trọng và nghiêm túc. Bởi họ biết rằng khi thề thì sẽ thực sự có tác dụng chữa bệnh.

Lời thề Hippocrate thực ra cũng rất đơn giản. Ngày nay, quy định tại các trường y, bệnh viện, ở phương Đông hay phương Tây; thậm chí có trong cả pháp luật, đều phức tạp và rườm rà hơn lời thề này rất nhiều lần. Vậy mà những tai nạn y tế, tranh chấp giữa bác sĩ và bệnh nhân không ngừng xuất hiện; hơn nữa còn nhiều hơn so với trước đây.

Bởi vì thuận theo cái gọi là phát triển của xã hội nhân loại, chính tín của con người đối với Thần càng ngày càng yếu; gần như là đến mức không còn sót lại chút gì. Vì thế mà ngày nay xuất hiện nhiều bệnh lạ, được gọi chung là bệnh hiện đại mà Tây y chưa tìm ra phương thức chữa.

Ngày nay tuyên bố Geneva được sử dụng nhiều hơn

Ngày nay, nhiều trường Y thay thế Lời thề Hippocrate bằng những từ ngữ khác phù hợp hơn với tình hình hiện tại, chẳng hạn như “Tuyên bố Geneva”. Nội dung của nó như sau:

“Là thành viên của chuyên ngành y tế:
Tôi sẽ cống hiến cuộc đời mình để phục vụ nhân loại;
Sức khỏe và tốt lành của bệnh nhân của tôi sẽ được tôi cân nhắc đầu tiên;
Tôi sẽ tôn trọng quyền tự chủ và phẩm giá của bệnh nhân của tôi; Tôi sẽ duy trì sự tôn trọng tối đa đối với cuộc sống con người;
Tôi sẽ không cho phép việc xem xét tuổi tác, bệnh tật hoặc khuyết tật, tín ngưỡng, nguồn gốc dân tộc, giới tính, quốc tịch, đảng phái chính trị, chủng tộc, khuynh hướng tình dục, địa vị xã hội hoặc bất kỳ yếu tố nào khác can thiệp giữa nhiệm vụ của tôi và bệnh nhân;

Tôi sẽ tôn trọng những bí mật được tâm sự với tôi, kể cả sau khi bệnh nhân qua đời;
Tôi sẽ thực hành nghề nghiệp của tôi với lương tâm và phẩm giá và phù hợp với thực hành y tế tốt;
Tìm hiểu danh dự và truyền thống cao quý của nghề y;
Tôi sẽ đưa đến cho các thầy cô giáo, đồng nghiệp và học sinh của tôi sự tôn trọng và biết ơn mà họ phải có;

Tôi sẽ chia sẻ kiến thức y khoa của tôi vì lợi ích của bệnh nhân và sự tiến bộ của ngành y tế;
Tôi sẽ theo dõi sức khỏe, hạnh phúc và khả năng của bản thân để cung cấp dịch vụ chăm sóc theo tiêu chuẩn cao nhất;
Tôi sẽ không sử dụng kiến thức y tế của mình để vi phạm nhân quyền và tự do dân sự, ngay cả khi bị đe dọa;
Tôi sẽ thực hiện các điều này một cách trang trọng, tự do và dựa trên danh dự của tôi”.

Dường như tuyên bố này nhìn qua có vẻ giống với Lời thề Hippocrate bản gốc. Tuy nhiên, điểm mấu chốt nhất chính là đã xóa bỏ “lời thề đối với Thần”. Xóa bỏ cam kết nếu như vi phạm lời thề thì sẽ phải chịu sự trừng phạt của Thần; bởi vậy đã mất đi sự câu thúc đạo đức trong mỗi con người.

Kỳ thực, chỉ cần trong tâm chúng ta có chính tín đối với Thần; từ đó chúng ta sẽ biết nên làm như thế nào, căn bản cũng không cần quá nhiều quy định và luật lệ. Không riêng gì nghề y, mà các ngành nghề khác cũng như vậy. Nhất định phải quay trở về với đức tin đối với Thần; từ đó mới duy hộ được đạo đức toàn xã hội nhân loại.

Theo ntdvn

Xem thêm: