Một đoạn ghi âm gần đây tiết lộ rằng mục đích thực sự của Trung Quốc trong việc áp dụng chính sách ‘Zero-Covid’ (Không Covid) là để giúp giới quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiếm lời.

Ông Hoàng Vạn Thịnh (Huang Wansheng), một học giả tại Đại học Harvard và là giảng viên Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc tiết lộ thông tin trên trong một cuộc họp riêng vào tháng 1 năm nay.

Chính sách kiểm soát đại dịch tạo ra doanh thu hàng trăm tỷ đô la cho Trung Quốc

Trong đoạn băng bị rò rỉ trên mạng, ông Hoàng Vạn Thịnh cho biết: 6 tháng sau khi đại dịch bùng phát, các quan chức hàng đầu của Bắc Kinh đã mua vé một chiều cho ông. Được biết, giá vé này lên tới 170.000 nhân dân tệ (khoảng 27.000 USD). 

Mục đích là khẩn cấp mời ông trở lại Trung Quốc để lãnh đạo một dự án mang tên “Kiểm soát đại dịch thông qua việc ứng dụng Khoa học và Công nghệ”. Dự án này thực tế đang nằm dưới quyền chỉ huy của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Kế hoạch đặt ra là xét nghiệm PCR hàng loạt; nghiên cứu, phát triển vắc-xin và tiêm chủng hàng loạt. Điều này đã được các Đảng viên ưu tú của ĐCSTQ lợi dụng để tạo ra một “gói chống đại dịch”.

Ông Hoàng đưa ra minh chứng: Một công ty Trung Quốc đã kiếm được 670 tỷ nhân dân tệ (khoảng 105,8 tỷ USD) từ việc thử nghiệm axit nucleic để tìm ra các ca nhiễm Covid-19; giáo sư tại Đại học Bắc Kinh Li Ling tiết lộ Trung Quốc đã tạo ra doanh thu 67 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 10,58 nghìn tỷ USD) vào năm 2020 từ việc kiểm soát đại dịch.

Quan chức Trung Quốc đua nhau ‘bon chen’ vào ngành xét nghiệm PCR

Ông nhấn mạnh rằng: “Không có quốc gia nào trên thế giới kiểm soát đại dịch như Trung Quốc. Các phương pháp ngăn chặn đại dịch như ‘Zero-Covid’ của Trung Quốc chỉ đơn giản là để các nhóm trục lợi của ĐCSTQ kiếm lời”.

Nhiều quan chức hàng đầu của ĐCSTQ và đại diện doanh nghiệp của họ đều tham gia vào ngành xét nghiệm PCR.

Do đó, các nhà chức trách Trung Quốc thường ra lệnh thử nghiệm hàng loạt trong khi chỉ xác định được một hoặc hai trường hợp dương tính. Nguyên nhân bởi vì ngành công nghiệp xét nghiệm kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán bộ thử nghiệm với số lượng lớn như vậy.

“Thậm chí những lần thứ ba hay thứ tư đều là bắt buộc. Tất cả những nhiệm vụ này đều liên quan đến các nhóm hưởng lợi đứng sau”, ông Hoàng nói.

Học giả Hoàng Vạn Thịnh (Huang Wansheng) tiết lộ lý do Trung Quốc theo đuổi mục tiêu Zero Covid là vì lợi ích nhóm (ảnh chụp màn hình).
Học giả Hoàng Vạn Thịnh (Huang Wansheng) tiết lộ lý do Trung Quốc theo đuổi mục tiêu Zero Covid là vì lợi ích nhóm (ảnh chụp màn hình).

Một người khác nói trong đoạn ghi âm: “Điều này đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề sức khỏe cộng đồng đã bị biến thành một vấn đề chính trị”.

Sự yếu kém trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc

Tại Hoa Kỳ, hàng chục triệu người bị dương tính với covid-19 trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, không có một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trầm trọng nào. Ông Hoàng cho biết: “Nguyên nhân là do Hoa Kỳ có một hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ có năng lực vượt trội”.

Ông cho rằng: “Sự tập trung quyền lực dẫn đến sự tập trung lợi ích”. Do đó, nguồn lực y tế của Trung Quốc tập trung ở các bệnh viện lớn. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao các bệnh viện lớn thường quá tải.

Ông tin rằng: “Hệ thống chăm sóc y tế mỏng manh của nước này không thể xử lý một lượng lớn bệnh nhân. Do đó, Trung Quốc không dám dỡ bỏ các biện pháp đóng cửa”.

Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong hệ thống y tế ở Trung Quốc

Ôn Hoàng đã đề cập đến lý do khiến hệ thống y tế của Trung Quốc yếu kém. Một trong những nguyên nhân chính là do khả năng nghiên cứu và phát triển kém.

Ông tiết lộ thêm rằng các vật phẩm, thiết bị y tế quan trọng của Trung Quốc hoàn toàn bị phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài. Ví dụ điển hình là các nghiên cứu và phát triển thuốc, thiết bị y tế và thuốc thử xét nghiệm.

Học giả Hoàng Vạn Thịnh nói: “Hầu hết tất cả các thiết bị y tế cốt lõi của Trung Quốc đều được nhập khẩu. Mẫu thiết bị CT Scanner phổ biến nhất được sản xuất tại Trung Quốc cũng vẫn chưa được trải qua quy trình kiểm soát chất lượng cơ bản; 88% các loại thuốc thử khác nhau được sử dụng trong xét nghiệm y tế cũng được nhập khẩu”.