Bạn có biết mình thuộc nhóm máu gì không? Tại sao lại có những nhóm máu khác nhau? Có sự khác biệt về sức khỏe giữa các nhóm máu khác nhau không? Trên thực tế có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nó và nhận ra một số kết quả dưới đây.

1. Tại sao lại có sự khác biệt về nhóm máu?

Năm 1900, nhà y học người Áo Landsteiner lần đầu tiên phát hiện ra ba nhóm máu A, B và O. Nghiên cứu này của ông đã giành được giải Nobel Sinh học và Y học vào năm 1930. Sau đó, các học trò của ông đã phát hiện ra nhóm máu AB.

Lý do nhóm máu của mọi người khác nhau là gì? Là vì nhóm máu bị chi phối bởi di truyền. Các gen xác định sự khác biệt về kháng nguyên trên các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu của một người, cuối cùng tạo thành nhóm máu của chính người đó.

Nhóm máu không phải là một phân loại đơn giản; vẫn còn nhiều thắc mắc về mức độ phức tạp và ảnh hưởng của nó đến di truyền và sức khỏe của con người cần tiếp tục được khám phá.

Ngày nay, chúng ta chỉ mất vài phút để biết chính xác nhóm máu của mình.Biết được nhóm máu có thể tránh được trường hợp bệnh nhân tử vong do truyền nhầm nhóm máu. Ngoài ra, sự di truyền của nhóm máu có tính quy luật; nên việc biết nhóm máu cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác minh danh tính, và xét nghiệm quan hệ cha con.

2. Có sự khác biệt về sức khỏe giữa các nhóm máu không?

Trong hơn 100 năm, lĩnh vực y tế không ngừng nghiên cứu về các nhóm máu. Trong khi liên tục đào sâu nghiên cứu, người ta phát hiện ra có một mối tương quan nhất định giữa nhóm máu với sức khỏe.

Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư

Những năm 1950 và 1960, ngành y tế đã phát hiện ra rằng các nhóm máu khác nhau có mối liên hệ chặt chẽ với xác suất ung thư. Năm 1964, các nhà y học Na Uy đã nghiên cứu mối quan hệ giữa ung thư và nhóm máu.

Một nghiên cứu với 100.554 người tham gia ở 30 quốc gia, đã chỉ ra rằng nguy cơ ung thư của nhóm máu A cao gấp 1,12 lần so với nhóm máu khác; tức là nguy cơ mắc bệnh ung thư của người thuộc nhóm máu A cao hơn 12%.

Cụ thể, những người thuộc nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 18% ung thư dạ dày, 23% ung thư tuyến tụy, 12% ung thư vú, 16% ung thư buồng trứng và 17% ung thư vòm họng. (Ảnh Pixabay)
Cụ thể, những người thuộc nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 18% ung thư dạ dày, 23% ung thư tuyến tụy, 12% ung thư vú, 16% ung thư buồng trứng và 17% ung thư vòm họng. (Ảnh Pixabay)

Tỷ lệ huyết khối loại AB cao nhất

Một nghiên cứu năm 2016 về dân số châu Âu được công bố trên tạp chí “Circulation” cho thấy, những người nhóm máu AB có nguy cơ mắc bệnh huyết khối cao hơn những người có nhóm máu khác.

Cụ thể, nguy cơ hình thành huyết khối cao hơn 4% so với người nhóm máu O, và nguy cơ đột quỵ cao hơn 20%. Nên những người có nhóm máu nguy hiểm cần chú ý điểm này; và cũng cần chú ý đến các yếu tố gây ra huyết khối.

Nhóm máu B dễ mắc bệnh tiểu đường

Ngoài ra, người nhóm máu B có chức năng tiêu hóa và khả năng thích ứng mạnh; quá trình trao đổi chất dễ bị ảnh hưởng bởi protein lectin trong thức ăn; làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.

Nhóm máu O tương đối hoàn hảo

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Khoa học nhóm máu” vào năm 2017, những người nhóm máu O có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn đáng kể. Vì vậy, nhóm máu O là nhóm máu tương đối hoàn hảo.

Tất nhiên đây là những khái niệm tương đối. Bản thân nhóm máu O không có lợi cho quá trình đông máu. Chức năng tuyến giáp không ổn định. Họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Tính cách và tuổi thọ có liên quan đến nhóm máu hay không?

Sống lành mạnh và cân bằng bạn sẽ có một sức khỏe tốt. (Ảnh Pixabay).
Sống lành mạnh và cân bằng bạn sẽ có một sức khỏe tốt. (Ảnh Pixabay).

Tính cách không liên quan gì đến nhóm máu

Ngoài các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe, mối quan hệ giữa nhóm máu và tính cách cũng được công chúng tò mò muốn tìm hiểu. Nhưng trên thực tế, không có cơ sở khoa học nào cho điều này.

Mối liên hệ giữa nhóm máu và tính cách xuất hiện vào những năm 1920. Năm 1927, Furukawa Takeji người Nhật đã công bố nghiên cứu của mình, trên tạp chí Nghiên cứu Tâm lý học, là những người khác nhau có tính cách khác nhau do nhóm máu khác nhau; và những người cùng nhóm máu có xu hướng giống nhau về tính cách.

Kể từ đó, “thuyết tính cách nhóm máu” trở nên phổ biến trong những năm sau đó. Tuy nhiên nó vẫn luôn bị nghi ngờ và phủ nhận trong giới y học; và các nghiên cứu liên quan vẫn tiếp tục.

Năm 2014, một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí Tâm lý học Nhật Bản”. Năm 2016, một nghiên cứu tương tự được công bố trên “Tạp chí Khoa học Gia đình Quốc tế” cho thấy không có mối tương quan nào giữa nhóm máu và tính cách. Vì vậy lý thuyết này cho đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học.

Tuổi thọ không liên quan mật thiết đến nhóm máu

Các nghiên cứu đã tìm thấy một số mối tương quan giữa nhóm máu và tuổi thọ; nó dường như đúng ở khu vực địa lý này, nhưng ngược lại ở vùng khác.

Ví dụ: Một nghiên cứu của Nhật Bản về người sống thọ trăm tuổi cho thấy những người có nhóm máu B dường như sống lâu hơn và chiếm nhiều hơn. Nghiên cứu của Mỹ thì ngược lại, nhóm máu B là dấu hiệu của cái chết sớm.

Vì vậy, mối quan hệ giữa nhóm máu và tuổi thọ vẫn chưa được kết luận chắc chắn. Do đó, các nhóm máu khác nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh; nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ tổng thể.

Xét về mặt sức khỏe hay tuổi thọ, thì ảnh hưởng của nhóm máu không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Nhóm máu là yếu tố bẩm sinh, môi trường và thói quen sinh hoạt cũng sẽ mang đến những xu hướng khác nhau đối với sức khỏe và bệnh tật.

Bẩm sinh là không thể thay đổi; chỉ có thói quen sinh hoạt và môi trường sống là bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Hãy cân bằng cuộc sống, để có được sức khỏe cả tâm lẫn thân bạn nhé!

Theo Secretchina

Xem thêm: