Tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc duy trì sức khỏe đã được công nhận rộng rãi. Nó có thể bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh thông thường; hay tăng cường khả năng miễn dịch đối với các bệnh nghiêm trọng hơn.

Tầm quan trọng của giấc ngủ trong cuộc chiến chống Covid-19

Bác sỹ Haack nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ, như một loại cơ chế phòng ngừa; nó có thể ngăn ngừa tử vong và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng; ngủ ít hơn năm hoặc sáu giờ hoặc ngủ không sâu giấc có liên quan đến tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn; bao gồm cảm lạnh, cúm và viêm phổi.

Theo một phân tích tổng hợp vào tháng 2 năm 2021, do các nhà nghiên cứu ở Bahrain thực hiện ở Ả Rập Xê Út, Canada, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Hoa Kỳ; về tỷ lệ gặp các vấn đề về giấc ngủ trong đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu đã kiểm tra 44 báo cáo với 54.231 người tham gia từ 13 quốc gia. Trong các bệnh nhân nặng COVID-19, có đến 74,8% là mắc các vấn đề về giấc ngủ. Các nghiên cứu kéo dài là cần thiết để xác định xem các vấn đề về giấc ngủ có tiếp diễn lâu dài hay không. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu và ưu tiên giấc ngủ trong thời kỳ đại dịch.

Mối liên hệ giữa ngủ ít và bệnh cảm lạnh

Người ngủ ít hơn sáu giờ có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh cảm cúm thông thường, chẳng hạn như hắt hơi (Ảnh Pixabay).
Người ngủ ít hơn sáu giờ có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh cảm cúm thông thường, chẳng hạn như hắt hơi (Ảnh Pixabay).

Một nghiên cứu năm 2015 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF) và Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa thời gian ngủ ngắn và bệnh tật.

Tổng cộng 164 người trưởng thành, khỏe mạnh tình nguyện đeo thiết bị theo dõi giấc ngủ trên cổ tay và ghi nhật ký giấc ngủ trong 7 ngày liên tiếp. Sau đó, người ta đã tiêm thuốc rhinovirus, một nguyên nhân có thể gây ra cảm lạnh thông thường; những người tình nguyện bị cách ly trong năm ngày.

Dữ liệu cho thấy khả năng bị cảm lạnh ở những người ngủ ít hơn 6 giờ cao gấp 4 lần so với những người ngủ nhiều hơn 7 giờ mỗi đêm. Một trong những tác giả của nghiên cứu, bác sỹ Aric Prather, một nhà tâm thần học tại UCSF, nói rằng các phản ứng miễn dịch đối với rhinovirus và coronavirus xuất hiện giống nhau là một giả định hợp lý, bác sỹ cho rằng hai loại virus này gây ra phần lớn các bệnh cảm cúm thông thường.

Rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn thói quen của hàng triệu người; nó liên quan đến lịch trình ngủ và thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Khi giấc ngủ diễn ra không đều đặn mỗi ngày, hoặc chưa đủ thời gian tối ưu thì có xu hướng phát sinh hậu quả.

Nhịp sinh học của một người có thể bị xáo trộn, đến mức các hoạt động hàng ngày như ngủ và thức đều bị rối loạn. Các yếu tố môi trường, nội tiết tố và lối sống làm thay đổi nhịp sinh học; nó có thể dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần như trầm cảm; các bệnh sinh lý như ung thư, tim mạch và tiểu đường.

Theo một nghiên cứu năm 2020 từ Hàn Quốc được công bố trên tạp chí Nature:

Ánh nắng mặt trời đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp sinh học đều đặn; nó thúc đẩy sản xuất và kích hoạt một dạng vitamin D. Nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ phức tạp giữa giấc ngủ, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tình trạng vitamin D; bằng cách phân tích trong vòng 2 năm, với 14.490 người tham gia.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả, nghiên cứu nhận thấy rằng những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít; và ngủ quá nhiều (trên 10 giờ) có mức lưu thông máu tương đối thấp 25 (OH) D. Vitamin D và các chất chuyển hóa như 25 (OH) D, tham gia tích cực vào các phản ứng miễn dịch tự nhiên.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch

Thiếu vitamin D có liên quan đến các tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng, bệnh tự miễn dịch và bệnh dị ứng. Khuyến nghị, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để có đầy đủ vitamin D, giúp dễ ngủ hơn vào ban đêm. Giấc ngủ tối ưu làm cho bạn khỏe cả tâm lẫn thân, đồng thời có nhiều lợi ích cho hệ miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu ở Brazil đã xuất bản một bài báo vào tháng 9 năm 2020 giải thích cơ chế giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng.

Miễn dịch bẩm sinh là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể. Nó bao gồm da, màng nhầy và các tế bào miễn dịch như tế bào tiêu diệt tự nhiên.

Còn miễn dịch thích ứng có được và liên quan đến sự gia tăng của tế bào lympho T và B và sản xuất kháng thể.

Giữa 2 hệ thống miễn dịch được liên kết bởi protein tín hiệu được gọi là cytokine. Viêm là một cơ chế tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. Nếu tình trạng viêm quá nhiều, có thể làm tổn thương các mô. Một nghiên cứu năm 2017 trên 60 phụ nữ bị ung thư, bệnh tim mạch, chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến các cytokine gây viêm cao hơn.

Nói cách khác, chất lượng giấc ngủ kém và ngủ ít hơn 6 giờ có liên quan đến những thay đổi bất lợi cho các tế bào miễn dịch.

Làm cách nào để có thể cải thiện giấc ngủ?

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi sinh hoạt của hàng triệu người trên thế giới, khiến nhịp sinh học bị đảo lộn (Ảnh Pixabay).
Đại dịch Covid-19 làm thay đổi sinh hoạt của hàng triệu người trên thế giới, khiến nhịp sinh học bị đảo lộn (Ảnh Pixabay).

Thời cổ đại, các môn đồ của Đạo giáo duy trì sức khỏe, và tối đa hóa chất lượng của giấc ngủ thông qua các chế độ khác nhau. Ngoài giờ ngủ tối ưu, các cá nhân có thể thiết lập thời gian biểu đều đặn, phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên. Cùng với các bài tập không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch; giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính; mà còn làm tăng chất lượng của giấc ngủ.

Nên dành thời gian bên ngoài để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; nó sẽ giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học và tăng lượng vitamin D cho cơ thể. Hạn chế uống caffeine vào buổi chiều và buổi tối, thiết lập thói quen để có được trạng thái tĩnh tâm trước khi đi ngủ.

Xem thêm: