Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử ông Kurt Campbell, cựu quan chức ngoại giao trong chính quyền Obama, vào vị trí điều phối viên về chính sách châu Á – Thái Bình Dương.

Báo Washington Free Beacon (WFB) cho biết ông Campbell từng là “lãnh đạo hàng đầu” của một tổ chức “chịu ảnh hưởng nặng nề từ Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Ông Kurt Campbell là một cựu quan chức Bộ Ngoại giao thời Obama và cũng là doanh nhân. Ông Campbell là phó chủ tịch hội đồng quản trị của Quỹ Mỹ-Trung Mạnh mẽ (U.S.-China Strong Foundation); và mới chỉ rời khỏi chức vụ này vào tháng 8/2020.

Quỹ Mỹ-Trung Mạnh mẽ là tổ chức bình phong của Bắc Kinh?

Bề ngoài Quỹ Mỹ-Trung Mạnh mẽ là một nhóm phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy giao lưu giữa sinh viên hai nước; nhưng lãnh đạo của tổ chức này có chứa các quan chức tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc, theo hồ sơ của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Mỹ.

WFB cho biết Quỹ Mỹ-Trung Mạnh mẽ thường đăng những thông điệp tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc. Quỹ này quảng bá cho quân đội Trung Quốc và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Quỹ này cũng hợp tác với Trung tâm Hoa Kỳ của Viện Khổng Tử, một tổ chức bị cáo buộc là trung tâm gián điệp và tuyên truyền của Trung Quốc.

Theo WFB, ông Anders Corr, một nhà phân tích tình báo và là nhà xuất bản của tạp chí Anders Corr, cho biết: “Các dấu hiệu cho thấy Quỹ Mỹ-Trung Mạnh mẽ có thể là một nhóm bình phong của [Đảng Cộng sản Trung Quốc]”.

Quỹ được tài trợ bởi Florence Fang, một nhà từ thiện người Mỹ gốc Hoa. Ông Fang tên thật là Lý Bang Cầm, là người thường xuất hiện trên giới truyền thông nhà nước Trung Quốc; trong đó ông Fang gặp gỡ ông Tập Cận Bình và các quan chức chính phủ Trung Quốc.

Một thành viên khác trong Quỹ Mỹ-Trung Mạnh mẽ là tỷ phú Hồng Kông Ronnie Chan. Ông này từng là cựu quan chức chính phủ Hồng Kông và thống đốc Quỹ Giao lưu Hoa Kỳ – Trung Quốc, một tổ chức của chính phủ Trung Quốc.

Trang web biết mất khi cuộc bầu cử nóng lên

Theo WFB, trang web của Quỹ Mỹ-Trung Mạnh mẽ dường như đã biến mất khỏi Internet vào tháng 8 năm 2020. Số điện thoại cũng như địa chỉ email của tổ chức này không còn hoạt động.

Tuy nhiên, một phiên bản lưu trữ của trang web đã liệt kê ông Campbell là phó chủ tịch và thành viên ban cố vấn của tổ chức, ít nhất là cho tới ngày 15 tháng 8 năm 2020. Ông cũng được liệt kê là phó chủ tịch trong công bố tài chính liên bang gần đây nhất của Quỹ này, được nộp vào năm 2019.

Ông Kurt Campbell, người được ông Joe Biden đề cử làm điều phối viên chính sách châu Á - Thái Bình Dương (ảnh chụp màn hình Twitter).
Ông Kurt Campbell, người được ông Joe Biden đề cử làm điều phối viên chính sách châu Á – Thái Bình Dương (ảnh chụp màn hình Twitter).

Cây viết Grant Atkinson trên Western Journal bình luận: “Có nghi ngờ cho rằng trang web này biết mất vào đúng thời điểm khi cuộc chạy đua tổng thống ở Mỹ đang nóng lên”.

“Là một quan chức trong Bộ Ngoại giao của cựu Tổng thống Barack Obama, ông Campbell rất có thể biết rằng ông Biden đang cân nhắc cho ông ta một vị trí trong nội các”.

Nguy cơ chính quyền Biden gỡ bỏ chính sách cứng rắn của ông Trump với Trung Quốc

Ông Campbell dự kiến ​​sẽ giữ vai trò điều phối viên cho chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Biden trong Hội đồng An ninh Quốc gia.

Giới quan sát lo ngại rằng sự lựa chọn của ông Biden cho thấy chính quyền Biden có thể sẽ đảo ngược chính sách cứng rắn của Tổng thống Trump nhắm vào Trung Quốc. Chính sách châu Á – Thái Bình Dương do Tổng thống Trump đưa ra là nhằm đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc.

Ông Biden đã ký sắc lệnh thu hồi một số chính sách của ông Trump nhắm vào Trung Quốc. Ví dụ, ông Biden ký sắc lệnh tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; một thỏa thuận mà ông Trump chỉ trích là thiên vị Trung Quốc.

Ông Biden đã ký sắc lệnh tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới; một tổ chức nhận chủ yếu tiền tài trợ của Mỹ nhưng lấy Trung Quốc làm trung tâm, theo bình luận của Trump.

Chính quyền Biden cho biết có thể họ sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của ông Trump nhắm vào tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.

Từ Khóa: