Nông dân Úc đang tiêu hủy sản phẩm tươi sống của họ, do các chính sách cấm COVID-19 nghiêm ngặt của nước này.
Các sản phẩm trị giá hàng triệu đô la đã bị phá hủy. Chính phủ gần đây đã nới lỏng một số quy tắc COVID-19, mà nhiều người cho rằng có thể giúp ích cho nông dân ở một mức độ nào đó.
Một số nông dân đã buộc phải bỏ lại nông sản trên đồng ruộng
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Age, Emma Germano – chủ tịch của Liên đoàn Nông dân Victoria nói rằng tình hình thật đau lòng. Một nông dân mà cô biết đã bị buộc phải loại bỏ số dưa chuột và cà chua trị giá 1 triệu đô la; sau khi một siêu thị hủy đơn đặt hàng.
Germano nói “Không có gì tệ hơn, đối với một người nông dân, họ trồng một thứ gì đó rồi để nó bị bỏ đi trên đồng ruộng…Việc đó tác động đến môi trường, chi phí tài chính của việc kinh doanh, điều đó hoàn toàn sai trái. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người trồng rau và trái cây; vì những thực phẩm này cần được thu hoạch đúng thời điểm.
Paul Gazolla là chủ sở hữu của Gazolla Farms trên bán đảo Mornington. Ông tiết lộ với phương tiện truyền thông rằng, ông đang hủy bỏ tới 30% sản lượng rau hàng tuần của mình, vì không tìm được nhân công thu hoạch.
Có tới 20% nhân viên của ông đã bị nhiễm bệnh, hoặc đã bị cách ly. Buộc doanh nghiệp của ông phải cắt giảm việc giao hàng cho các nhà bán lẻ như Woolworths và Coles. Mặc dù Gazolla muốn nhân viên quay trở lại làm việc; nhưng ông đang phải vật lộn để có đủ bộ dụng cụ xét nghiệm; đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Chuỗi bán lẻ và hệ thống siêu thị gặp phải sự chậm trễ trong giao hàng
Theo người phát ngôn của nhà bán lẻ Woolworths, siêu thị đã làm việc với nông dân để đảm bảo việc phân phối sản phẩm phù hợp. Siêu thị đang gặp phải sự chậm trễ trong việc giao hàng, do tác động của COVID-19 đối với chuỗi cung ứng thực phẩm.
Khi các siêu thị phải vật lộn để có được sản phẩm cho khách hàng; khả năng thiếu thực phẩm đang tăng lên. Ở một số nơi, các cửa hàng đang hết hàng tạp hóa. Vào ngày 6 tháng 1, Woolworths thông báo; hơn 20% nhân viên tại các trung tâm phân phối, và 10% làm việc tại các cửa hàng, đã không còn việc làm do đại dịch.
“Chúng tôi đang nhìn thấy những tác động trên toàn quốc, và vẫn chưa rõ hệ thống sẽ sớm trở lại trạng thái cân bằng, khi làn sóng Omicron đến. Giám đốc điều hành Woolworths lưu ý cho khách hàng rằng; siêu thị đánh giá tình trạng khan hiếm thực phẩm sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian tới.
Động thái của chính phủ khi nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng
Xem xét các cuộc đấu tranh của ngành công nghiệp thực phẩm, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tuyên bố vào ngày 10 tháng 1, về việc nới lỏng các quy tắc cách ly đối với những người làm việc trong chuỗi cung ứng quan trọng.
Nới lỏng với ngành thực phẩm
Thủ tướng nêu rõ, việc miễn trừ sẽ áp dụng đối với những cá nhân lái xe tải đi giao thực phẩm; người xếp các kệ hàng vào ban đêm, và làm việc tại các trung tâm sản xuất thực phẩm; hoặc làm việc trong các lò mổ, và làm việc tại các trung tâm phân phối.
Việc nới lỏng các yêu cầu kiểm dịch COVID-19, được ngành công nghiệp thực phẩm hoan nghênh. Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News, nông dân chăn nuôi bò sữa Graham Forbes nói rằng, các quy định về đại dịch trước đây là một cơn ác mộng thực sự; khiến rất khó tồn tại trong một ngành công nghiệp vốn đã thiếu nhân công.
Forbes cho biết: Tình hình trở nên khá căng thẳng, khi cố gắng làm việc thông qua các chính sách trước đây. Đã có một sự tắc nghẽn thực sự trong việc đưa thực phẩm đến người tiêu dùng và siêu thị.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi làn sóng Omicron ập đến
Trong khi đó, Australia tiếp tục chật vật đối phó với sóng Omicron COVID-19. Vào ngày 12 tháng 1, cả nước đã báo cáo hơn 100.000 ca nhiễm trùng mắc tại địa phương. Số ca tử vong do COVID-19 đã đạt mức cao nhất trong 15 tháng. Úc cũng đã vượt qua một cột mốc với hơn một triệu ca nhiễm COVID-19. Hơn 25% trường hợp được ghi nhận chỉ trong vài ngày do sự lây lan của Omicron.
Trong một cuộc phỏng vấn với AP News, Tiến sĩ Omar Khorshid, chủ tịch Hiệp hội Y tế Úc, tuyên bố rằng rất khó chứng kiến tình hình COVID-19 của đất nước trở nên tồi tệ hơn; sau khi nó được coi là một ví dụ về ngăn chặn đại dịch.
Khorshid nói “Chắc chắn là rất tệ, khi trường hợp tỷ lệ dân số mắc bệnh đang tiến dần đến mức cao nhất thế giới ở New South Wales. Ngay trước đó chúng tôi ở mức thấp nhất thế giới. Hơi đáng tiếc là, sự nới lỏng của đất nước, gần như trùng với đợt bùng phát omicron trên khắp thế giới.”
Theo Visiontimes
Xem thêm: