Vừa qua, theo Livescience một núi băng khổng lồ, diện tích lớn hơn tỉnh Tây Ninh (4.041,4km2), đã vỡ ra khỏi Nam Cực. Nguyên nhân và tác động của việc này đã được các nhà khoa học khẩn trương đánh giá để có biện pháp ứng phó phù hợp.

Kích thước khổng lồ của núi băng

Núi băng trôi có hình ngón tay, dài khoảng 170km và rộng 25km, đã được các vệ tinh phát hiện khi nó được tách ra từ phía Tây Thềm băng Ronne của Nam Cực – theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Núi băng khổng lồ hiện đang trôi nổi tự do trên biển Weddell; một vịnh lớn ở phía tây Nam Cực.

Núi băng trôi lớn nhất thế giới này rộng tới 4.250km2 và được đặt ký hiệu là A-76. Nó được Vệ tinh của Liên minh châu Âu – một chùm hai vệ tinh quay quanh các cực của Trái Đất chụp ảnh lại. Các vệ tinh xác nhận một quan sát trước đó; được thực hiện bởi tổ chức Khảo sát Nam Cực của Anh. Đây là tổ chức đầu tiên nhận thấy tảng băng đang dần dần tách ra.

Tác động của tảng băng trôi mang số hiệu A- 76

Bởi vì tảng băng trôi nổi trên mặt nước, nên nó không làm ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước biển. Tuy nhiên, núi băng tách ra gián tiếp làm chậm dòng chảy của sông băng và suối băng xuống biển; vì vậy nó gây ra sụt phần rìa của băng Nam Cực. Cuối cùng góp phần vào việc nước biển dâng.

Theo Trung tâm Dữ liệu Tuyết và Băng Quốc gia Mỹ đánh giá rằng; lục địa Nam Cực đang ấm lên với tốc độ nhanh hơn phần còn lại của hành tinh. Nơi mà lượng nước khi tan băng; đủ để nâng mực nước biển toàn cầu lên tới 60 mét. Các nhà khoa học không nghĩ rằng; biến đổi khí hậu do con người có thể tách núi băng A-76; hay khối băng trước đó mang ký hiệu A-74.

Laura Gerrish; một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khảo sát Nam Cực của Anh, viết trên Twitter: “A76 và A74 đều chỉ là một phần của chu kỳ tự nhiên ở Nam Cực; và chúng đã không tạo ra bất cứ điều gì lớn trong nhiều thập kỷ.” Điều quan trọng là phải theo dõi thường xuyên tần suất của tất cả các núi băng trôi.

Băng tan tại Nam Cực với tốc độ nhanh hơn các dự báo trước đây

"Sông băng Ngày tận thế" đang tan nhanh hơn so với dự báo trước đây (Ảnh minh họa unsplash).
“Sông băng Ngày tận thế” đang tan nhanh hơn so với dự báo trước đây (Ảnh minh họa unsplash).

Các vệ tinh sẽ tiếp tục theo dõi tảng băng trôi mới; giống như đã làm với núi băng có ký hiệu A-68A; nhà đương kim vô địch trước đó cho tảng băng lớn nhất thế giới. Sau khi tách khỏi tảng băng Nam Cực vào năm 2017; A-68A đã trôi đến rất gần và có thể va chạm vào đảo Nam Georgia; nơi sinh sản của hải cẩu và chim cánh cụt. Núi băng này đã vỡ thành hàng chục mảnh trước khi nó gây ra bất kỳ tác hại nào.

Thềm băng Ronne, nơi sinh ra tảng băng trôi gần đây, không bị ảnh hưởng bời dòng hải lưu ấm gây ra băng tan của Nam Cực. Nhưng không phải tất cả các vùng của Tây Nam Cực đều như vậy.

Sông băng Thwaites hay “Sông băng Ngày tận thế”; được phát hiện đang tan chảy nhanh hơn so với cấc dự báo trước đây. Điều này là do một dòng hải lưu ấm; từ phía đông chảy ra tác động vào phần rìa dưới của thềm băng. Nó đã gây ra xói mòn phần tiếp giáp của thềm băng với đất liền. Đó cũng là nguyên nhân gây ra việc Nam cực tan băng nhanh hơn.

Từ Khóa: