Phong thủy có nghĩa đen là “gió và nước”. Theo triết học cổ đại Trung Quốc, phong thủy được dịch là xem địa lý. Nó tập trung vào việc định hướng cho các tòa nhà, đồ nội thất, cây cối và các đồ vật khác; sao cho tìm được hướng tốt lành, hài hòa; đảm bảo vận may cho gia chủ. Tuy nhiên, không có phong thủy nào là hoàn hảo; nếu không có đức hạnh hay đạo đức của gia chủ.

Đức hạnh là phong thủy tốt nhất

Vào thời Trung Quốc cổ đại, có một người đàn ông tốt bụng muốn xây một ngôi nhà và nhờ một thầy phong thủy xem xét địa điểm.

Trên đường đi, hai người nhìn thấy những con chim bay khỏi thửa đất đã chọn. Người đàn ông nói với thầy phong thủy “Chúng ta về thôi, sẽ quay lại xem đất vào dịp khác. Dường như đang có trẻ em hái đào trên cây. Nếu chúng ta vào, sẽ khiến trẻ giật mình và tệ hơn nếu chúng bị ngã khỏi cây”.

Thầy phong thủy trả lời: “Không cần đến lần nữa; tấm lòng của anh chính là phong thủy tốt nhất. Dù xây nhà ở đâu thì đều suôn sẻ, thịnh vượng ”.

Một trái tim tốt được kết nối với vận may của phong thủy. Người làm việc thiện, tích đức sẽ được Thần Phật phù hộ. Hành động tốt mang lại trăm phước lành, hành động ác gây ra trăm tai họa.

Tặng phước lành cho con cháu trăm họ

Phạm Trọng Yêm, nhà văn nổi tiếng và là một vị quan trong triều đại Bắc Tống. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã khao khát trở thành một người có ích cho xã hội.

Ông cũng là một vị quan danh giá, một Phật tử thuần khiết; ông coi trọng giáo dục và yêu thương mọi người như chính gia đình của mình.

Một lần, Phạm Trọng Yêm mua được ngôi nhà và thầy Địa lý nói rằng khu vực này có phong thủy tuyệt vời. Nếu ông sống ở đây, thì con cháu sẽ có tương lai tốt đẹp, hưởng tài lộc và thịnh vượng vô biên.

Sau khi nghe được điều này, ông đã quyết định góp ngôi nhà và biến nó thành trường học; nơi trẻ em có thể yên tâm học hành. Ông nói “Chẳng thà cho con cháu muôn dân có tương lai sung túc; hơn là chỉ tôi hưởng phúc một mình!”

Về sau, Phạm Trọng Yêm có 4 người con trai đều tài giỏi và làm quan. Con cháu của ông đã được hưởng thịnh vượng trong 800 năm; vì đức hạnh và phước lành của ông.

Con cháu của ông đã thực hiện các giá trị gia đình dựa trên tinh thần “Lo lắng cho người khác trước và tận hưởng xếp sau”.

Luôn bảo trì một trái tim hòa ái, từ bi, chúng ta sẽ hóa giải được mọi chuyện trong cuộc sống (ảnh: Pixabay).

Hành động đã thay đổi số phận cả một đời người

Pei Du là một chính khách nổi tiếng thời nhà Đường. Khi còn trẻ, ông gặp một nhà sư, sau khi xem tướng mặt, nhà sư nói rằng ông sẽ là một người ăn xin chết đói trên đường phố. Một tháng sau, Pei Du gặp lại vị sư này; nhà sư nhìn anh với ánh mắt trong veo, rồi nói anh sẽ làm tể tướng trong tương lai.

Pei Du đã rất bối rối: “Một tháng trước, ông nói tôi sẽ chết đói ngoài đường. Bây giờ lại nói tôi sẽ là một tể tướng là sao?” Vị sư già trả lời: “Sau khi tôi nói cuộc đời ông sẽ chết đói; ông đã làm việc tốt. Điều này không chỉ giải trừ vận đen; mà số phận của ông cũng đã thay đổi.”

Thì ra, một hôm Pei Du nhặt được một chiếc thắt lưng bằng ngọc rất quý. Ông đã ngồi đợi chủ nhân một ngày một đêm. Người khác đi qua đều nói “Ông đã chờ đợi rất lâu, và thực sự đã làm được điều tốt. Nhưng ông lại rất nghèo; sao không giữ cho mình chiếc thắt lưng ngọc này đi”.

Pei Du nhất quyết chờ bằng được chủ của chiếc thắt lưng quý. Cuối cùng, chủ nhân của chiếc thắt lưng bằng ngọc cũng đến. Người chủ muốn cảm ơn ông bằng tiền, nhưng ông đã lịch sự từ chối.

Trong Phật gia và Đạo gia có câu “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Sự việc thiện tâm này đã mang lại phúc đức cho Pei Du. Về sau, ông đã trở thành tể tướng.

Trong khi phong thủy đưa thế giới vật chất vào trật tự hài hòa; thì cách phong thủy tốt nhất cho một gia đình thịnh vượng, bình an và phúc thọ là hành thiện và tích đức. Đức hạnh là gốc rễ của mọi phước lành.

Tin tức xem thêm: