Thủ tướng Lý Khắc Cường tiết lộ nguyên nhân khiến khoa học và công nghệ Trung Quốc tụt hậu và thiếu đổi mới. Ông phát biểu trong chuyến thị sát Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC) hôm 19/7, theo The Epoch Times.

Ngày 20/7, chính quyền Trung Quốc đã phát hành một bài báo tóm tắt chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường và những phát biểu của ông.

Theo các bài báo, thủ tướng Trung Quốc chỉ ra rằng: “Toán học là nền tảng của tất cả các ngành khoa học. Trên thực tế, nhiều ‘vấn đề bị bóp nghẹt’ cuối cùng vẫn bị ‘mắc kẹt’ trong nghiên cứu nền tảng. Nghiên cứu của Trung Quốc không chuyên sâu và không có nhiều tính độc đáo.”

Khoa học và công nghệ Trung Quốc chủ yếu bắt chước và ăn cắp ý tưởng

Theo The Epoch Times, ông Lý đã đúng khi chỉ ra điểm mấu chốt vấn đề mà các ngành khoa học và công nghệ của Trung Quốc đang phải đối mặt. Hầu hết các nhân viên kỹ thuật trong các ngành công nghiệp ở Trung Quốc từ lâu đã quen với việc bắt chước và ăn cắp ý tưởng của các quốc gia khác.

Ông nhìn thấy rõ sự hạn chế của nghiên cứu và phát triển nằm ở chỗ thiếu nghiên cứu nền tảng. Nhưng liệu có bao nhiêu người sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu nền tảng dưới một nền văn hóa nóng vội ở Trung Quốc?

Thủ tướng Trung Quốc cũng thừa nhận rằng “môi trường quốc tế đã thay đổi rất nhiều… vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Trung Quốc.”

Ông cho rằng nhiều điểm của công nghệ công nghiệp “chủ yếu nằm ở sự đổi mới ban đầu yếu kém”.

Ông Lý nói: “Trung Quốc đã đến một thời kỳ quan trọng mà chúng ta phải tăng cường mạnh mẽ nghiên cứu nền tảng”.

Đổi mới công nghệ Trung Quốc hiện nay không đạt được kế hoạch

Ở Trung Quốc, tâm lý làm giàu chỉ qua một đêm là phổ biến và được nhiều người đón nhận. Ưu tiên hàng đầu của mỗi nhóm nghiên cứu là kiếm tiền càng nhanh càng tốt.

Theo The Epoch Times, rất có thể Thủ tướng Trung Quốc biết rõ về tình hình thực tế nên ông có chủ đích đến NSFC để kiểm tra lần này. Tuy nhiên, nhận xét của ông sẽ không sớm được cải thiện do khoa học và công nghệ Trung Quốc dựa vào nạn trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Lý đã không hài lòng với các báo cáo của các nhà khoa học vốn chỉ ca ngợi và tâng bốc ngành này. Tại hội nghị chuyên đề, ông đã phê bình rằng đổi mới khoa học không đạt được kế hoạch.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, kiểm tra Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC) và chủ trì hội nghị chuyên đề vào ngày 19/7/2021, (ảnh chụp màn hình báo Xinhhua)
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, kiểm tra Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC) và chủ trì hội nghị chuyên đề vào ngày 19/7/2021 (ảnh chụp màn hình báo Xinhhua).

Thủ tướng Trung Quốc lên án hành động của Chính phủ theo kiểu “nhảy cóc, chộp giật” trong ngành công nghiệp chip và các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, ông chỉ đề xuất phương pháp điều chỉnh thuế.

Những công ty được gọi là công nghệ cao ở Trung Quốc như Alibaba, Ant, Tencent và Didi – thực chất là do các gia đình quyền lực trong ĐCSTQ kiểm soát. Giờ đây, các công ty này đang bị thanh trừng; cho dù đó là một cuộc đấu tranh nội bộ hay lấy tiền từ họ.

Tuy nhiên, khi nhìn thấy cuộc khủng hoảng quốc tế mà ĐCSTQ đang phải đối mặt, ông Lý đã yêu cầu các nhà khoa học “tăng cường cảm giác khẩn cấp”. Điều này trái ngược với lời nói của chính ông là “bình tĩnh” và “không bị phân tâm”.

ĐCSTQ rơi vào lo lắng tột độ

Theo The Epoch Times, những tuyên truyền hão huyền, hào nhoáng và những mục tiêu bá quyền phi thực tế của người đứng đầu ĐCSTQ đã khiến nhiều ngành khác nhau; bao gồm cả lĩnh vực khoa học và công nghệ, đi vào con đường sai lầm.

Bây giờ bong bóng đang vỡ, ban lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ rơi vào lo lắng tột độ; nhưng từ chối thừa nhận rằng mình đã đi sai đường. Họ chỉ muốn siết chặt kiểm soát, đưa ra những đòi hỏi và chuẩn bị quay lại con đường cũ là đóng cửa đất nước để giữ quyền lực trong tay.