Nghiên cứu của Đức cho thấy xu hướng đáng lo ngại về sức khỏe tâm thần của trẻ em, trong thời gian giãn cách xã hội. Các nỗ lực tự tử ở trẻ vị thành niên tăng gấp 4 lần trong bối cảnh phong tỏa ở Đức, nghiên cứu tiết lộ.
Theo báo cáo của DUP Magazin
Các nhà nghiên cứu Đức đã xác nhận rằng, việc thiếu mối quan hệ trực tiếp với bạn bè do bị đóng cửa trường học đã gây ra kết quả đáng buồn cho sức khỏe tâm thần của trẻ em; với số lượng tự tử tăng mạnh.
Theo báo cáo của DUP Magazin, có tới 500 trẻ vị thành niên phải nhập viện sau những nỗ lực tự tử ở Đức từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 2021; trích dẫn một nghiên cứu chưa được công bố từ Bệnh viện Đại học Essen.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 27 đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ em trên khắp cả nước. Họ phát hiện ra rằng, các nỗ lực tự tử ở trẻ em được báo cáo, đã tăng gấp 4 lần so với thời điểm trước đại dịch.
Ý kiến một số chuyên gia
Ông Christian Dohna-Schwake – người đứng đầu đơn vị trẻ em tại UK Essen nói rằng, việc tiếp tục hạn chế và đóng cửa trường học; đặc biệt có hại cho trẻ vị thành niên đã mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Ông nói: “Các mối liên hệ xã hội bên ngoài mạng xã hội có tác dụng phòng ngừa, chống lại các vấn đề tâm thần. Đồng thời kêu gọi các trường học được mở cửa càng lâu càng tốt”.
Tuy nhiên, Bà Renate Schepker – người đứng đầu Hiệp hội Tâm thần học Trẻ em và Vị thành niên Đức (DGKJP), nói với RND rằng, các tác động có thể có của nghiên cứu phải được xem xét thận trọng, cho đến khi nó được công bố.
Đồng thời bà đồng ý, việc phong tỏa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em. Bà nói: “Trẻ có cảm giác khác về thời gian, và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như giao tiếp xã hội. Trẻ em và thanh thiếu niên nên duy trì liên lạc với bạn bè khác; cho dù có giãn cách mà không chỉ bằng mạng kỹ thuật số”.
Theo rt
Xem thêm: