Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có hoạt động buôn bán nội tạng quy mô công nghiệp, nhằm thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm. Hành động này được gọi là cưỡng bức thu hoạch nội tạng và quốc gia này đang bị điều tra về hành vi vi phạm nhân quyền, theo báo cáo của Ali Iqbal, Bác sĩ chuyên khoa Thận cấy ghép kiêm Trợ lý Giáo sư Y khoa, và Giáo sư lâm sàng Aliya Khan tại Khoa Khoa học Sức khỏe thuộc Đại học McMaster (Canada) trên tờ The Conversation.

Dưới đây là tóm tắt nội dung báo cáo của 2 ông được tờ Milwaukee Independent đăng lại ngày 3/8/2022.

Người “hiến tặng” nội tạng tại Trung Quốc có thực sự tự nguyện?

Để hiểu rõ hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng, rất hữu ích khi xem xét một kịch bản giả định sau: Một bệnh nhân ở Canada mắc bệnh tim giai đoạn cuối cần được cấy ghép tim để cứu sống. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân cần phải vào danh sách chờ đợi cho đến khi một người hiến tặng tương thích qua đời trong các điều kiện thích hợp. Quá trình này có thể mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, bệnh nhân đó đã tìm thấy một chương trình cấy ghép ở Trung Quốc có thể lên lịch ghép tim từ một người hiến tặng tương thích trước nhiều tuần.

Điều này đặt ra một số câu hỏi quan trọng. Cấy ghép tim chỉ có thể đến từ những người hiến tặng đã qua đời, làm thế nào bệnh viện Trung Quốc có thể cấy ghép cho bệnh nhân này với một người hiến tặng “đã qua đời” trước vài tuần? Làm thế nào mà bệnh viện tìm được người hiến tặng này? Làm thế nào để họ biết khi nào người hiến tặng đó sẽ chết? Người hiến tặng đã đồng ý mổ lấy nội tạng của họ chưa?

Cưỡng bức thu hoạch nội tạng – sự thật đau buồn ở Trung Quốc

Câu trả lời cho những câu hỏi trên là vô cùng đau lòng. Trung Quốc sử dụng các tù nhân lương tâm bị giam giữ như một tổ chức hiến tặng nội tạng. Những tù nhân hoặc “người hiến tạng” này bị hành quyết và lấy nội tạng trái ý muốn, và được sử dụng trong ngành công nghiệp cấy ghép sinh lợi.

Trung Quốc hiện có ngành ghép tạng lớn thứ hai trên thế giới. Các hoạt động cấy ghép ở Trung Quốc tăng nhanh vào đầu những năm 2000 mà không có sự gia tăng tương ứng về người hiến tạng tự nguyện, điều này dẫn đến câu hỏi về nguồn nội tạng.

Trong giai đoạn cấy ghép phát triển nhanh chóng này, các học viên môn Pháp Luân Công thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đã bị chính phủ Trung Quốc giam giữ, bức hại và giết hại hàng loạt. Tương tự vào năm 2017, Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch giam giữ, giám sát, triệt sản và cưỡng bức lao động hàng loạt đối với nhóm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Điều tra nhân quyền

Vào năm 2006-2007 mối quan tâm về nạn cưỡng bức nội tạng bắt đầu xuất hiện bởi các cuộc điều tra của cựu Quốc vụ khanh Canada, David Kilgour và Luật sư nhân quyền Canada David Matas. Hai ông sau đó đã được đề cử giải Nobel Hòa bình. Năm 2019, Tòa án các vấn đề về Trung Quốc do luật sư nhân quyền Sir Geoffrey Nice đứng đầu, được thành lập để điều tra độc lập các tuyên bố cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Các bằng chứng gần đây cho thấy hoạt động cưỡng bức mổ cướp nội tạng dã man vẫn tiếp diễn. Tháng 4, tạp chí Ghép tạng của Mỹ (tạp chí cấy ghép hàng đầu thế giới) đã xuất bản một bài báo; nói rằng chết não chưa được công bố trong nhiều trường hợp lấy nội tạng ở Trung Quốc; việc lấy các cơ quan quan trọng của người hiến là nguyên nhân thực sự gây ra cái chết. Nói cách khác, những tù nhân này bị hành quyết bằng cách cắt bỏ nội tạng của họ với mục đích cấy ghép.

Kêu gọi bác sĩ cấy ghép và chuyên gia y tế cần hành động

Trung Quốc đã hành quyết các tù nhân lương tâm và sử dụng nội tạng của họ để cấy ghép trong nhiều thập niên. Vì vậy, các bác sĩ cấy ghép, các chuyên gia y tế và cộng đồng toàn cầu phải nâng cao nhận thức và gây áp lực cho các chính phủ, tổ chức và bệnh viện hành động. Cần tiến hành thẩm định và tránh hợp tác khi không thể đảm bảo tính minh bạch về nguồn nội tạng và phản đối việc giam giữ và áp bức bất công và vô nhân đạo đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm người bị gạt ra ngoài xã hội trên khắp thế giới.

Có thể bạn quan tâm: