Trung Quốc đang sử dụng các khoản tiền trong dự án Vành đai – Con đường để khiến các nước nhận vốn đầu tư lệ thuộc về tài chính, từ đó giành được sự ủng hộ của họ về các vấn đề như Biển Đông. Pakistan là một ví dụ về điều đó, theo nhà nghiên cứu Indonesia M Habib Pashya đăng trên Eurasia Times ngày 7/6.
Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Pakistan. Quốc gia tỷ dân này được hưởng rất nhiều ưu đãi như lao động giá rẻ và được tiếp cận nguồn nguyên liệu thô. Các nhà máy Trung Quốc tại Pakistan được xuất khẩu trực tiếp sang châu Âu, khiến các doanh nghiệp nhà nước của Pakistan mất 9,6 tỷ USD.
- Phản đối dự án của Trung Quốc, các tay súng Pakistan hạ sát 14 nhân viên an ninh
- TikTok của Trung Quốc bị đồng minh Pakistan cấm cửa
- Biển Đông: Trung Quốc thị uy, Malaysia ngại căng thẳng
Ngoại giao bẫy nợ trong quan hệ Trung Quốc – Pakistan
Theo nhà nghiên cứu Pashya, mối quan hệ giữa Islamabad và Bắc Kinh là chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc.
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2020 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Pakistan đã tăng từ 1,7 tỷ USD năm 2018 lên 2,2 tỷ USD vào năm 2019. Đến nay, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Pakistan thông qua sáng kiến “Vành đai và con đường”.
Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) đã được công bố vào năm 2015. Khoản tiền Trung Quốc đầu tư vào nước này dự kiến lên tới 60 tỷ USD, theo Economist.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng các khoản đầu tư tư nhân của Trung Quốc không thuộc CPEC. Theo đó, Bắc Kinh được ưu đãi với lao động giá rẻ và được tiếp cận nguồn nguyên liệu thô của Pakistan.
Trung Quốc cũng đang xây dựng các nhà máy ở Pakistan để xuất khẩu trực tiếp thành phẩm sang thị trường châu Âu. Điều đó dẫn đến doanh nghiệp nhà nước của Pakistan bị mất khoảng 9,4 tỷ USD. Con số này nhiều hơn ngân sách hàng năm mà nước này chi cho quốc phòng.
Pakistan sẽ ‘tuyệt đối đứng về phía Bắc Kinh’
Một nhà công nghiệp hàng đầu và là cựu thành viên của Ban Đầu tư và Thương mại Khyber Pakhtunkhwa (KPBIT), Muhammad Ishaq cho biết: “Với các khoản đầu tư của Trung Quốc, các doanh nghiệp địa phương đã không được tham khảo ý kiến; cũng như không được tin tưởng . Chúng tôi quan ngại sâu sắc về sự tham gia kinh doanh ngày càng tăng của Trung Quốc tại Pakistan. Do điều này chủ yếu mang lại lợi ích cho phía Trung Quốc; vì họ tự điều hành hầu hết công việc kinh doanh”.
Bất chấp những lo ngại, giới chức Pakistan vẫn thể hiện sự đồng thuận rõ ràng với lập trường của Trung Quốc.
Vào cuối năm 2020, tại Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 27, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan, Shah Mehmoof Qureshi cho biết: “Pakistan ủng hộ các cuộc đàm phán đang diễn ra về Bộ Quy tắc ứng xử và nhấn mạnh rằng các bên liên quan có thể tìm ra giải pháp thông qua đồng thuận”.
Nhà nghiên cứu Pashya nhận định: “Tuyên bố này có thể là cánh cổng đầu tiên để Pakistan ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông”.
“Ngoài ra, sáng kiến Vành đai và con đường sẽ giúp thúc đẩy các lợi ích kinh tế. Như vậy, Islamabad sẽ tuyệt đối đứng về phía Bắc Kinh”, ông Pashya viết.