Giáo sư Chen Keji, một bác sĩ y khoa hiện đang là giảng viên tại Học viện Khoa học Trung Quốc, khuyến nghị 10 nguyên tắc ăn uống có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Mỗi năm, số người mắc bệnh ngày càng tăng lên. Trong năm 2015, bệnh tim mạch gây ra 17.9 triệu ca tử vong.
Do vậy, ngăn ngừa bệnh tim mạch là việc quan trọng. Nó bắt đầu từ chế độ ăn uống, đúng như người xưa đã đúc kết “Bệnh từ miệng mà vào”.
Tóm tắt nội dung
10 khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh tim mạch
1. Chọn sữa đậu nành thay sữa bò
Là thức uống có nguồn gốc từ thực vật, sữa đậu nành có chứa chất xơ, trong khi sữa bò không có. Sữa bò có chứa cholesterol, có thể dẫn đến tăng huyết áp và thậm chí là bệnh tim mạch.
Sữa đậu nành có thể ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính và là một lựa chọn lành mạnh hơn. Lưu ý rằng bệnh nhân ung thư vú và rối loạn chức năng thận nên tránh tiêu thụ một lượng lớn sữa đậu nành.
2. Đừng ăn cho đến khi no
Nếu bạn luôn ăn cho đến khi no, cuối cùng hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị suy yếu. Điều này sẽ dẫn đến chứng khó tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa.
Một nhóm nghiên cứu từ Trường Y Đại học Tokai, Nhật Bản phát hiện ra rằng 30% đến 40% bệnh nhân Alzheimer có thói quen ăn quá nhiều. Một thói quen ăn uống hợp lý cho người cao tuổi là ngừng ăn khi bạn đã no 80 phần trăm.
3. Bạn chỉ cần 4 cốc nước nếu không khát
Uống 7 cốc nước sẽ tạo thêm quá nhiều “công việc” cho thận của bạn. Thông thường, một người sẽ chỉ cần 4 cốc nước.
- Sáng sớm: một cốc nước ấm để đánh thức dạ dày của bạn
- Giữa buổi sáng: một cốc nước trước khi ăn trưa để giúp tiêu hóa
- Chiều: một tách trà hoa để giải khát
- Buổi tối: uống một cốc nước trước khi ăn tối để tăng nhu động đường tiêu hóa. Nó cũng làm loãng máu để bảo vệ hệ thống tim mạch.
4. Bất kể lý do của bạn là gì, đừng hút thuốc
Đối với người cao tuổi, hút thuốc lá sẽ gây đau lưng, tinh thần sa sút, dễ bị đột quỵ. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm máu của bạn đặc lại và làm tăng khả năng bị đột quỵ.
5. Uống cà phê có thể gây loãng xương ở phụ nữ
Caffeine có tác dụng lợi tiểu và tăng loại bỏ canxi trong cơ thể. Phụ nữ có mật độ xương thấp hơn nam giới. Sau 30 tuổi, phụ nữ sẽ bị mất xương nghiêm trọng do lượng tiết estrogen giảm xuống.
6. Thêm ngũ cốc và rau vào chế độ ăn uống
Tổ tiên của chúng ta đã biết thế nào là một chế độ ăn uống lành mạnh từ lâu. Trong Sách Hoàng đế nội kinh (Huangdi Neijing) viết rằng ngũ cốc cung cấp chất dinh dưỡng cho các cơ quan nội tạng và rau quả là những chất bổ sung cần thiết. Ăn chúng cùng nhau có thể nuôi dưỡng năng lượng trong cơ thể bạn.
Nhiều loại ngũ cốc và rau quả cung cấp các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể của bạn. Một lượng lớn chất xơ thô có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng.
7. Kiểm soát việc sử dụng muối
Trong Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc, lượng muối tiêu thụ hàng ngày của một người chỉ là 6 gr. Bạn chỉ nên sử dụng một lượng muối rất nhỏ. Bởi vì Natri clorua kích thích co mạch và làm tăng huyết áp.
8. Đánh răng trước khi uống nước vào buổi sáng
Một cốc nước ấm sau khi bạn làm sạch miệng có thể đánh thức dạ dày và kích thích chuyển động của ruột.
9. Hai quả táo mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể chứng táo bón
Chất xơ dồi dào trong vỏ táo có thể làm sạch đường ruột. Có 2,1 gr chất xơ trong 100 gr táo đỏ Fuji, nhiều hơn nhiều so với một quả chuối.
Ăn một quả táo vào buổi sáng và một quả vào buổi tối có thể cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa.
10. Ăn cá ít nhất một lần một tuần
Ăn cá có tác dụng hạ lipid máu hiệu quả hơn ăn rau. Các axit béo trong cá có thể được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ một cách dễ dàng. Chúng làm giảm lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Nguồn: Nspirement
Xem thêm:
- Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ do cục máu đông
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ít thịt để cải thiện sức khỏe tim mạch và sống lâu hơn
- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn nho hàng ngày trong 1 tháng?
- Những trường hợp khỏi bệnh thần kỳ nhờ tu luyện Pháp Luân Công
Video xem thêm về chủ đề cải thiện sức khỏe: