Có những khoảnh khắc trong cuộc đời bạn cảm thấy bị kích động đến mức không thể kiểm soát được bản thân, để rồi cuối cùng hối hận về những hành động của mình. Toàn bộ cuộc sống của bạn có thể bị hủy hoại chỉ vì một hành động bộc phát nhất thời. Nếu có bản tính thất thường như vậy, đây là một số cách giúp bạn kiềm chế cảm xúc của mình trước khi quá muộn.

1. Hít thở sâu

Khi cảm xúc dâng trào, hơi thở của bạn có thể trở nên nặng nhọc và dồn dập. Điều này là do cơ thể đang bước vào “chế độ chiến đấu” khiến bạn rơi vào tình trạng phòng thủ, hướng đến xung đột. Do đó, điều đầu tiên nên làm khi nhận thấy sự bất ổn về cảm xúc là: tạm dừng bất cứ việc gì đang làm và hít thở sâu trong vài phút.

Tạm dừng mọi việc đang làm để hít thở sâu (ảnh chụp màn hình Istockphoto).
Tạm dừng mọi việc đang làm để hít thở sâu (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Hít thở sâu có khả năng làm dịu tâm trí và thư giãn cơ thể; về cơ bản đưa nó ra khỏi “chế độ chiến đấu”. Hãy thử kỹ thuật thở này – đặt một tay lên ngực và tay kia bên dưới khung xương sườn. Hít vào bằng mũi trong khi đếm đến 4 và cảm thấy bụng nở ra. Giữ hơi thở của bạn trong khoảng 2 giây và sau đó nhả ra từ từ bằng miệng. Làm như thế liên tục trong 6 hoặc 10 lần một phút. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy khá thư thái.

2. Thay thế những suy nghĩ tiêu cực

“Bất cứ khi nào bạn đối mặt với một cảm xúc đang khiến bạn cảm thấy hoặc suy nghĩ điều gì đó tồi tệ; hãy gạt nó ra khỏi tâm trí và thay thế nó bằng một suy nghĩ khác. Hãy tưởng tượng cách giải quyết lý tưởng cho vấn đề hiện tại; nghĩ về ai đó khiến bạn hạnh phúc hoặc nhớ về một sự kiện khiến bạn mỉm cười” theo Huffpost .

Nhắm mắt lại và nhớ về một sự kiện trong quá khứ đã từng khiến bạn mỉm cười hạnh phúc.
Nhắm mắt lại và nhớ về một sự kiện trong quá khứ đã từng khiến bạn mỉm cười hạnh phúc (ảnh: pixabay).

Làm như vậy, tâm trí của bạn sẽ chuyển từ những suy nghĩ tiêu cực sang những suy nghĩ dễ chịu; giúp bạn kiềm chế mọi cảm xúc bộc phát tiềm ẩn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ tại sao bạn lại có những suy nghĩ cực đoan như vậy; và sau đó giải quyết chúng một cách hiệu quả.

3. Suy nghĩ về hậu quả

Khi lý trí của bạn bị kìm kẹp bởi những cảm xúc mạnh mẽ, nó sẽ mất hết lý tính. Để ngăn chặn những cảm xúc bộc phát; hãy nghĩ đến những hậu quả tiêu cực của việc thực hiện hành động nóng giận; và cuộc sống của bạn hoặc người thân của bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào sau đó. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy tức giận với sếp của mình vì một số yêu cầu vô lý mà họ đưa ra. Bạn thậm chí có thể muốn đẩy hoặc đấm anh ta.

Khi nghĩ đến hậu quả tồi tệ của việc nóng giận, bạn sẽ có thể kìm chế được nó.
Khi nghĩ đến hậu quả tồi tệ của việc nóng giận, bạn sẽ có thể kìm chế được nó (ảnh: pixabay).

Tuy nhiên, hãy nghĩ về hậu quả. Một khi tấn công ông chủ, cho dù bạn có chính kiến ​​đến đâu, cũng có khả năng bị cấp trên đánh mất mọi sự ưu ái. Bạn có thể bị thất nghiệp và gia đình bạn sẽ đau khổ. Ngược lại, nếu bình tĩnh vượt qua tình huống, bạn có thể báo cáo vấn đề với cấp cao hơn nữa, họ có thể thông cảm cho tình huống của bạn và trừng phạt sếp nếu có hành vi sai trái.

4. Giải tỏa bằng hành động

Khi đối mặt với những cảm xúc không kiểm soát được, một số người chỉ có thể thư giãn khi “động đậy chân tay”. Nếu bạn cảm thấy mình là người như vậy, hãy đến phòng tập và trút bỏ mọi bực dọc trên một chiếc bao đấm cho đến khi bạn kiệt sức. 

Trút bực dọc vào 1 chiếc bao đấm cho đến khi kiệt sức..
Trút bực dọc vào 1 chiếc bao đấm cho đến khi kiệt sức (ảnh: pixabay).

Nếu bạn làm việc tại một công ty đã có không gian tập gym, hãy đến đó ngay lập tức. Còn trong trường hợp bạn không thể dành thời gian đến phòng tập, chỉ cần tìm một không gian vắng vẻ và đấm vào không khí một vài lần hoặc thực hiện một số động tác chống đẩy/kéo người. Làm như vậy có thể giúp bạn bình tĩnh lại.

Một số hoạt động như chống-đẩy có thể giúp bạn giải tỏa cảm xúc.
Một số hoạt động như chống-đẩy có thể giúp bạn giải tỏa cảm xúc (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Theo Vision Times

Xem thêm:

Từ Khóa: