Hơn 70.000 người Séc xuống đường biểu tình ở thủ đô Praha, yêu cầu liên minh cầm quyền có lập trường trung lập về cuộc chiến Ukraine để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng từ Nga không bị cắt trước mùa đông. 

Thủ đô Praha (CH Séc) ngập tràn người biểu tình

Những người biểu tình đang phẫn nộ trước các lệnh trừng phạt chống lại Nga của Liên minh châu Âu đã khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt và gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. 

Reuters, dẫn lời nhà tổ chức sự kiện Jiri Havel nói với hãng tin địa phương iDNES như sau: “Mục đích cuộc biểu tình của chúng tôi là yêu cầu thay đổi, chủ yếu là giải quyết vấn đề giá năng lượng, đặc biệt là điện và khí đốt, thứ sẽ phá hủy nền kinh tế của chúng ta vào mùa thu này”.

Cuộc biểu tình được tổ chức tại Quảng trường Wenceslas ở trung tâm thủ đô Praha, diễn ra một ngày sau khi chính phủ Séc may mắn vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập cáo buộc “đã không hành động để bảo vệ công dân chống lại siêu lạm phát năng lượng”.

Bất ổn chính trị đang nổi lên tại nhiều quốc gia trong khối cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu thúc đẩy sự bất mãn trong lòng người dân như thế nào. 

Ngay cả các lãnh đạo chính trị gia tại EU cũng đã nhiều lần đưa ra cảnh báo  tình trạng bất ổn dân sự có thể bùng phát trong sáu tháng tới do thiếu hụt khí đốt và lạm phát cao. 

Người Séc cảm thấy mệt mỏi với các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng tàn khốc. Họ muốn chính phủ Séc quan tâm tới lợi ích quốc gia và đời sống người dân trước tiên, đồng thời yêu cầu giá khí đốt rẻ và chính sách trung lập với Nga. 

https://twitter.com/RadioGenova/status/1566101540527656961?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1566101540527656961%7Ctwgr%5Ed2aaf2629adccf9f29393e72538e70ff0baffa63%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.zerohedge.com%2Fgeopolitical%2Feurope-brink-70000-czech-protesters-flood-prague-over-energy-crisis

Đức, Thụy Điển, Áo, Phần Lan đối mặt với sự sụp đổ từ ‘cơn bão giá’

Cuối tuần trước, chuyên gia Zoltan Pozsar của Tập đoàn Credit Suisse Group AG (ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính Thụy Sĩ) đã đưa ra nhận xét về toàn cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, khi ông đề cập đến “Khoảnh khắc Minsky” (Minsky Moment) khét tiếng đã mở rộng toàn châu Âu, và cụ thể là Đức.

“Thời điểm Minsky” hay “Khoảnh khắc Minsky” đề cập đến một khoảng thời gian khi thị trường thất bại hoặc rơi vào khủng hoảng sau giai đoạn tăng giá kéo dài với đầu cơ thị trường bị thổi phồng cao và tăng trưởng không bền vững.

Chuyên gia Zoltan Pozsar nói: “Không thể trang trải các khoản thanh toán của mình mà không có khí đốt của Nga, và chính phủ đang yêu cầu người dân tiết kiệm năng lượng để dành nhiều hơn cho ngành công nghiệp“.

Ông giải thích thêm rằng “Khoảnh khắc Minsky” được kích hoạt bởi đòn bẩy tài chính quá mức và trong bối cảnh đòn bẩy hoạt động quá mức: Ở Đức, chính quyền chi 2 .000 tỷ USD giá trị gia tăng để ‘chống đỡ’ 20 tỷ USD khí đốt từ Nga … gấp 100 lần đòn bẩy”.

Lưu ý là, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính phủ Mỹ đã phải tung ra gói cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ USD để giải cứu ngành ngân hàng nước này trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Nhưng trong khi Đức vẫn giả vờ bằng cách nào đó có thể tránh được một cuộc khủng hoảng tàn khốc vào mùa đông năm nay bằng bên cạnh việc cứu trợ công ty năng lượng lớn nhất Uniper, các quốc gia châu Âu khác đang chống lại cái mà chuyên gia Zoltan gọi là “khoảnh khắc Minsky”.

Hôm 1/9, Áo tuyên bố sẽ cứu trợ nhà cung cấp năng lượng chính của nước này với khoản vay trị giá 2 tỷ euro (2 tỷ USD)

Theo AFP, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết khoản vay cho công ty năng lượng Wien Energie là một “biện pháp giải cứu bất thường” để đảm bảo 2 triệu khách hàng của họ (chủ yếu là các hộ gia đình ở Vienna) tiếp tục được cung cấp điện. 

Công ty năng lượng Wien Energie đã yêu cầu một gói cứu trợ vào cuối tuần này sau khi gặp khó khăn tài chính trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt.

Công ty này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Nga, hôm đầu tuần cho biết họ đã bị ảnh hưởng bởi “vụ nổ giá” nên chưa thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Khoản vay 2 tỷ của chính phủ Áo là một phần của cuộc giải cứu Wien Energie để công ty này chống chọi vượt qua được “cơn bão giá” dự kiến sẽ tăng cao chưa từng có. Điều này có nghĩa là một cú sốc giá lịch sử sẽ đến với Áo, và sắp tới sẽ là Thụy Điển.

Theo sau Áo, ngày 3/9, Thụy Điển tuyên bố sẽ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các nhà sản xuất điện sau khi Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt ‘vô thời hạn’ qua đường ống Nord Stream 1 cho châu Âu.

Đường ống NS1 và NS2 hiện giờ đang bị đóng hoàn toàn

Chính phủ Thụy Điển lo ngại quyết định khóa van khí đốt của Nga có thể khiến hệ thống tài chính của nước này rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng.

Thủ tướng Magdalena Andersson cho biết, chính phủ sẽ cung cấp hàng trăm tỷ kroner để hỗ trợ các nhà sản xuất điện.

Theo FT, Thủ tướng Thụy Điển cảnh báo rằng, nếu không được kiểm soát, sự khó khăn của các công ty sản xuất điện – trong trường hợp xấu nhất có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính.

Tuyên bố của bà Magdalena Andersson được đưa ra, sau khi Nga cho biết vào tối thứ Sáu (1/9) rằng, họ sẽ không cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 nữa. 

Thủ tướng Magdalena Andersson cho biết sau cuộc họp khẩn cấp với Thống đốc ngân hàng trung ương và Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển: “Thông báo ngày hôm qua (của Nga) không chỉ có nguy cơ dẫn đến một ‘mùa đông chiến tranh’ mà còn đe dọa sự ổn định tài chính của chúng tôi”.

Hành động khẩn cấp của chính phủ Thụy Điển đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng mà nhiều quốc gia châu Âu đang phải đối mặt, khi nước này đang cố gắng đảm bảo đủ năng lượng trước mùa đông và cố gắng tránh sự sụp đổ lan rộng của các nhà sản xuất điện.

Như vậy chính quyền Đức, Áo, Thụy Điển đã phải đứng ra bảo lãnh cho các tập đoàn năng lượng của đất nước, và thêm tập đoàn năng lượng Phần Lan Fortum, đã yêu cầu chính phủ Hà Lan hỗ trợ. 

Công ty Fortum cảnh báo hôm 29/8 rằng, họ đã yêu cầu chính phủ cung cấp khoản vay từ 1 tỷ euro tăng lên 5 tỷ euro.

Hiện tại cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu được ví như một thùng thuốc nổ, và chỉ cần một công ty năng lượng nhỏ vỡ nợ sẽ gây ra “sự xáo trộn nghiêm trọng đối với hệ thống điện Bắc Âu”.

Với hy vọng xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng “Khoảnh khắc Minsky” ở châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 29/8 cho biết, khối đang chuẩn bị thực hiện hành động “khẩn cấp” để cải cách thị trường điện và đưa giá cả vào tầm kiểm soát. 

Ngoài ra hôm 2/9, các thành viên nhóm G7 đã nhất trí quyết định áp đặt giới hạn giá trần đối với dầu nhập khẩu của Nga – một kế hoạch bị Nga cho là ‘ngu ngốc’ sẽ khiến giá dầu tăng mạnh thêm nữa. 

Đáp lại, Nga đã gây chấn động thị trường năng lượng châu Âu khi vào cuối ngày 2/9, điện Kremli tuyên bố rằng việc nối lại nguồn cung cấp khí đốt theo lịch trình trước đó cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 sẽ bị ngừng vô thời hạn do sự cố rò rỉ dầu “ngẫu nhiên”. 

Tất nhiên thông báo này cũng báo hiệu rằng, giá khí đốt và giá điện của châu Âu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại bắt đầu vào thứ Hai đầu tuần.

Thị trường chứng khoán hỗn loạn sau khi North Stream 1 ngừng ‘vô thời hạn”

Sau 3 ngày tạm dừng (từ ngày 31/8 đến 2/9) để bảo trì tổ nén khí duy nhất còn hoạt động, theo dự kiến nhẽ ra Nord Stream 1 sẽ được nối lại vào ngày 3/9.

Nhưng có vẻ như Tổng thống Putin đang thích trò ‘mèo vờn chuột’ để đáp trả lệnh giới hạn mức giá trần dầu thô của nhóm G7 hôm 2/9. Ngay trước hạn chót, công ty Gazprom của Nga bất ngờ tuyên bố việc vận chuyển khí đốt qua Nord Stream 1 sẽ bị dừng vô thời hạn vì turbine gặp sự cố.

Điều quan trọng là, thông cáo của Gazprom  KHÔNG đề cập đến KHUNG THỜI GIAN để quay lại cung cấp khí đốt qua NORD STREAM 1.

Tuyên bố của công ty năng lượng Nga quả là gây sốc, là một đòn giáng mạnh vào châu Âu, khi nhiều quốc gia đang cố gắng lấp đầy kho khí đốt trước mùa đông và vốn đã lường trước được những “đòn đánh” tiếp theo của Moscow trong cuộc chiến năng lượng trong nhiều tuần.

Một bức ảnh phía Nga cung cấp về vụ “rò rỉ dầu” tại đường ống NS1

Điều đó có nghĩa là giờ đây châu Âu sẽ buộc phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga … dưới dạng LNG đắt đỏ hơn nhiều do Trung Quốc bán lại. Dự báo giá khí đốt của châu Âu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tuần tới.

Tin tức Nord Stream 1 ngừng vô thời hạn khiến chứng khoán Mỹ “lao dốc”, S&P 500 rớt mốc 4.000 điểm khi trước đó mọi hy vọng siêu lạm phát năng lượng của châu Âu cuối cùng đã được chấm dứt.

Rõ ràng, mọi hy vọng của Mỹ và châu Âu về việc giá điện, giá dầu khí sẽ giảm đã bị Tổng thống Nga Putin thổi bay.

Điều này có ý nghĩa là gì? Vào tuần tới, giá khí đốt của châu Âu sẽ tăng mạnh trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ gia tăng.

Như Bloomberg đưa tin, “nó đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu – và diễn ra ngay khi giá cả (tại Mỹ) đang giảm xuống.

“Nếu việc đóng cửa (Nord Stream 1) kéo dài, nó sẽ khiến các hộ gia đình, nhà máy và nền kinh tế gặp rủi ro, làm suy yếu sự trợ giúp của châu Âu khi khối này hậu thuẫn Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga”.  

Nói cách khác, hàng triệu người dân châu Âu sẽ bị lạnh, bị đói và phải mò mẫm trong bóng tối của mùa đông lạnh giá này, nhưng ít nhất giới lãnh đạo EU sẽ được chính quyền Joe Biden và chính phủ Ukraine tuyên dương.

Xem thêm: