Siêu bão Noru có thể đạt sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 17 trên Biển Đông. Từ chiều 27/9, nhiều nơi ở Trung Trung Bộ và bắc Tây Nguyên bắt đầu mưa lớn.
- Đà Nẵng: Người đàn ông rơi xuống cống lúc nửa đêm
- Phó Chủ tịch TP. Điện Biên Phủ bị bắt trong “cơn sốt” xây sân bay
- Video: Chú voi bắt chước hoàn hảo các điệu nhảy của cô bé khiến dân mạng kinh ngạc
Tóm tắt nội dung
Bão Noru giật cấp 17 khi áp sát đất liền, miền Trung sắp mưa lớn
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết rạng sáng 26/9, bão Noru đã vượt qua khu vực phía nam của đảo Luzon (Philippines) và đi vào Biển Đông.
Lúc 4h, tâm bão nằm trên vùng biển phía tây đảo Luzon, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 810 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 14. Bão đã yếu đi 2 cấp sau khi di chuyển qua đất liền.
Ngày và đêm nay, hình thái này di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20-25 km/h. Rạng sáng 27/9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 16.
Rạng sáng 28/9, tâm bão cách đất liền Đà Nẵng – Bình Định khoảng 170 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 17. Đây là thời điểm bão mạnh nhất, xem chi tiết báo Zing.
Chủ nhà “hét giá”, tân sinh viên chật vật tìm phòng trọ ở Hà Nội
Năm học mới cận kề, nắm bắt nhu cầu tìm kiếm nhà trọ trên địa bàn TP. Hà Nội tăng cao. Do vậy, nhiều chủ nhà trọ tăng giá khiến tân sinh viên “chật vật” vì không thể tìm được nhà trọ trước ngày nhập học.
Theo khảo sát các phòng trọ có mức giá thuê 2 – 2,5 triệu đồng hiện khó tìm, muốn thuê nhà gần các trường đại học ở Hà Nội thời điểm này buộc phải thuê những căn hộ giá từ 4 – 5 triệu đồng/tháng, xem chi tiết báo Công Luận.
Chợ nổi Cái Răng đang ‘chìm’ dần
Tại hội thảo tổng kết 5 năm bảo tồn và phát huy chợ nổi Cái Răng vừa diễn ra tại Cần Thơ, các chuyên gia nhận định “Chợ nổi Cái Răng đang ‘chìm’ dần”. Theo ngành du lịch Cần Thơ, số lượng ghe tàu ở chợ nổi Cái Răng chỉ còn duy trì từ 250-300 ghe, tàu (còn một nửa so với trước). Do giao thông trên bộ phát triển vượt bậc, nông sản nhà vườn Đồng bằng sông Cửu Long đã có thương lái đưa xe tới tận nơi chở. Cuộc sống của dân thương hồ ngày càng khó khăn. Trong khi đó, khách du lịch ngày càng thất vọng khi chợ nổi thưa vắng người bán, thưa thớt hàng hóa, xem chi tiết báo Tuổi Trẻ.
Thủy điện tích nước làm chết hàng chục ha rừng
Thủy điện Thượng Kon Tum công suất 240 MW, đưa vào hoạt động năm 2020. Cũng trong năm này, UBND tỉnh Kon Tum quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này với diện tích sử dụng hơn 910 ha.
Công trình này sau khi tích nước tại đầu nguồn sông Đăk Snghé tạo thành hồ chứa trên đất xã Đăk Tăng và xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy) rộng khoảng 7 km2, dung tích 145 triệu m3.
Theo điều tra của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, năm 2020 thủy điện Thượng Kon Tum do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh làm chủ đầu tư đã tích nước lòng hồ, gây ngập úng, làm chết cây rừng, thảm thực vật thuộc hệ sinh thái rừng với diện tích trên 28 ha, trong đó đất lâm nghiệp không có rừng hơn 3,3 ha, xem chi tiết báo VnExpress.
Cháy lớn tại dãy nhà tạm kinh doanh ăn uống, ca nhạc tại Hà Nội
Khoảng 20h tối 25/9, người dân phát hiện cháy xảy ra tại dãy hàng quán ăn uống, ca nhạc hát cho nhau nghe tại lối vào cổng khu công nghiệp Vĩnh Tuy, trên đường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
Vụ cháy làm 4 ngôi nhà tạm liền kề bị cháy rụi. Bước đầu chưa ghi nhận về thương vong trong vụ cháy.
Theo một số người dân, vụ cháy bùng phát từ khu vực quán ca nhạc hát cho nhau nghe. Sau đó lan ra 3 ngôi nhà xung quanh là hàng quán ăn, xem chi tiết báo Tiền Phong.