Site icon MUC News

Bà Pelosi nói Trung Quốc là ‘xã hội tự do nhất thế giới’: TQ giành lợi thế hiếm có sau chuyến đi Đài Loan của bà

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu chính quyền đảng Dân chủ Joe Biden và bà chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi có tiên liệu trước mưu đồ của ĐCSTQ sau chuyến đi Đài Loan của bà? (Ảnh chụp màn hình)

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đang cổ vũ Đảng Cộng sản Trung Quốc khi bà  vừa tuyên bố rằng, chế độ độc tài Bắc Kinh là một trong những “xã hội tự do nhất trên thế giới”. Đáp lại, Trung Quốc ‘phong tỏa’ Đài Loan cả về mặt quân sự, kinh tế, đồng thời đình chỉ hợp tác với Mỹ và trừng phạt cá nhân, gia đình bà Pelosi.

Trung Quốc là ‘xã hội tự do nhất thế giới‘?

Phát biểu hôm 9/8, bà Pelosi nói: “Chúng tôi vẫn ủng hộ chính sách ‘một Trung Quốc’, chúng tôi đến đó để thừa nhận hiện trạng là chính sách của chúng tôi, không có gì gây xáo trộn về điều đó. Điều đó chỉ muốn nói lên rằng, Trung Quốc là một trong những xã hội tự do nhất trên thế giới. Đừng bảo đó là lời tôi nói, đó là từ Freedom House, đó là một nền dân chủ mạnh mẽ, những con người dũng cảm”. 

Trớ trêu thay, bà Pelosi lại trích dẫn Freedom House, trong khi tổ chức phi lợi nhuận này đã liệt Trung Quốc là một quốc gia không tự do, vì “chế độ độc tài” đã “ngày càng tăng cường đàn áp trong những năm gần đây.”

Freedom House cho biết:

“Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền tiếp tục thắt chặt kiểm soát đối với tất cả các khía cạnh của đời sống và quản trị, bao gồm bộ máy nhà nước, phương tiện truyền thông, các bài phát biểu trực tuyến, thực hành tôn giáo, các trường đại học, doanh nghiệp và các hiệp hội xã hội dân sự, và nó đã làm suy yếu một loạt cải cách pháp quyền còn khiêm tốn. Lãnh đạo ĐCSTQ và chủ tịch Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực cá nhân ở một mức độ chưa từng thấy ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ”.

Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ học viên tu luyện Pháp Luân Công – một môn tu luyện Phật gia ôn hòa thực hành theo Chân – Thiện – Nhẫn. (Ảnh: minghui.org)

Ngoài ra, báo cáo thường niên “Tự do trên Thế giới” của tổ chức Freedom House công bố hôm 24/2 cho thấy, Trung Quốc được xếp hạng là một trong những quốc gia có mức độ tự do chính trị và tự do ngôn luận thấp nhất trên thế giới.

Trong danh sách 210 quốc gia và lãnh thổ được xếp hạng theo mức độ tự do ngôn luận, quyền tham gia chính trị, và quyền bình đẳng trước pháp luật, Trung Quốc chỉ đạt 9 điểm trên thang điểm 100, và được xếp vào nhóm “không tự do”.

Ca ngợi Trung Quốc là một “nền dân chủ mạnh mẽ”

Những người bảo thủ tại Mỹ đã nhanh chóng chỉ ra tuyên bố ‘trắng trợn’ này của bà Pelosi, và nói rằng Trung Quốc không phải là một nền dân chủ, mà thay vào đó ĐCSTQ là một chế độ độc tài toàn trị.

“Nếu bạn chống lại chính phủ, bạn sẽ biến mất,” cây bút David Hookstead của tờ Outkick đã tweet như vậy.

Donald Trump Jr – con trai của cựu Tổng thống Trump cũng tweet đáp lại bình luận của phóng viên David Hookstead về những bình luận không chính xác của bà Pelosi như sau:

“Pelosi nghĩ rằng Chế độ độc tài Cộng sản ở Trung Quốc là ‘một trong những xã hội tự do nhất trên thế giới’, điều này có thể giải thích tại sao Đảng Dân chủ hiện đang thực hiện cùng một chiến thuật độc tài ở quê nhà (Mỹ), mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để chống lại phe đối lập chính trị của họ!”. 

Tất nhiên, Donald Trump Jr đang đề cập đến cuộc đột kích của FBI vào khu dinh thự Mar-A-Lago của gia đình mình vào hôm thứ Hai.

Chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi có “hoàn toàn đáng giá”?

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói bà được lưỡng đảng ủng hộ thăm Đài Loan, và chuyến đi của bà là “hoàn toàn đáng giá”.

Khi được người dẫn chương trình Savannah Guthrie của kênh NBC Today hỏi rằng, chuyến thăm Đài Loan hồi đầu tháng của bà “có đáng giá hay không?”. Bà Pelosi trả lời: “Chắc chắn là như vậy”. “Tôi đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ lưỡng đảng. Chúng tôi được chào đón nồng nhiệt. Hàng nghìn người dân đổ ra đường”, bà nói thêm.

Tuy nhiên ở phút thứ 7 (của video), người dẫn chương trình Savannah Guthrie không cảm thấy thuyết phục về sự “khôn ngoan” của bà Pelosi trong chuyến thăm Đài Loan. 

Trước phản ứng giận dữ chưa từng có của Bắc Kinh, Guthrie đã hỏi: “…nhưng như bà biết đấy, đặc biệt là với chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia. Nó có đáng không, bây giờ bà đã thấy phản hồi (từ Trung Quốc)?”

Sau khi bà Pelosi cắt ngang và thừa nhận rằng đúng như vậy, người dẫn chương trình Guthrie lặp lại câu hỏi: “Được rồi, vì Trung Quốc đã thực hiện một loạt các động thái quân sự gây hấn ở Đài Loan, ý tôi là chưa từng có về về mặt an ninh đối với Đài Loan. Có đáng để thực hiện chuyến đi này ngay bây giờ không nếu nhận phải phản ứng như vậy từ Trung Quốc?”.

Phóng viên Guthrie cũng đặt câu hỏi về việc liệu chuyến đi của bà Pelosi có làm suy yếu các mục tiêu của Nhà Trắng hay không:

“Và về vấn đề thời gian, điều này xảy ra vào thời điểm chính quyền Biden đang nỗ lực hợp tác với Trung Quốc để ngăn cản Trung Quốc hỗ trợ Putin ở Ukraine. Vì vậy, như bà đã biết, có nhiều cấp độ ở đây. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu một chuyến đi mang tính biểu tượng, nếu đúng là nó quan trọng, thì có thể làm suy yếu một số mục tiêu cũng khá quan trọng khác của chính quyền (Biden), có hay không?”. 

Bà Pelosi bác bỏ ý kiến coi chuyến đi chỉ là “biểu tượng”, đồng thời tuyên bố: “Tôi nghĩ chúng tôi phải làm việc với Trung Quốc về chủ đề khí hậu”.

Guthrie cắt ngang để nhấn mạnh thêm về hệ quả chuyến đi của bà Pelosi khi nói: “Họ (Trung Quốc) đã đóng băng về chủ đề đó (khí hậu) kể từ chuyến thăm của bà. Tôi đoán đó là điểm chính”. 

Vẫn ủng hộ chính sách của ĐCSTQ: Không ủng hộ Đài Loan độc lập

Có một thực tế, Trung Quốc vẫn nuôi dã tâm sẽ chiếm Đài Loan trong suốt 73 năm qua. Câu hỏi đặt ra là: Nếu bà Pelosi đến hay không đến Đài Loan, chính sách của Mỹ về Đài Loan có thay đổi không?

Câu trả lời là: Chính sách” Một Trung Quốc” vẫn giữ nguyên trạng, vì như bà Pelosi tuyên bố: “Chúng tôi vẫn ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”.

Vậy chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan có giúp thay đổi hiện trạng của quốc đảo này hay không?

Câu trả lời có sẵn trong tuyên bố của bà Pelosi: “Chúng tôi đến đó (Đài Loan) để thừa nhận hiện trạng là chính sách của chúng tôi không có gì gây xáo trộn về điều đó”.

Bà Pelosi cho rằng phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến thăm của bà là không phù hợp, tái khẳng định Bắc Kinh “không được phép cô lập Đài Loan”.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Nếu đúng như bà Pelosi tuyên bố, thì liệu chuyến đi của bà phải chăng là đang tiếp tay cho ĐCSTQ cô lập Đài Loan hơn (bằng các cuộc tập trận), và sẽ tạo cơ hội để Trung Quốc đưa ra yêu cầu nhiều hơn đối với Mỹ về vấn đề Đài Loan sau này?

Quân đội Trung Quốc tập trận tại tỉnh Phúc Kiến gần Đài Loan (ảnh: Xinhua). Đài Loan hôm 6/8/2022 tố cáo Trung Quốc tập trận mô phỏng tấn công xâm lược Đài Loan.

Giúp Trung Quốc thực hiện “giấc mơ” thôn tính Đài Loan nhanh hơn

Gần đây, chính cựu Tổng thống Mỹ Trump từng tuyên bố rằng, “Pelosi điên rồ, luôn gây rắc rối“, và hàm ý nói rằng việc bà Pelosi đến thăm Đài Loan không khác gì là để giúp đỡ Trung Quốc thực hiện ước mơ thôn tính Đài Loan nhanh hơn.

Ngày 7/8, trong bài phát biểu trước những người bảo thủ ở Hội nghị CPAC tại Dallas, bang Texas, ông Trump đã đổ lỗi cho bà Pelosi về “sự hỗn loạn” đang diễn ra ở eo biển Đài Loan.

Ông Trump cũng chỉ trích những người theo Chủ nghĩa toàn cầu và nói rằng “Joe Biden, Chuck Schumer, Nancy Pelosi — đang làm cái quái gì vậy?”.

Ông Trump đã đặt ra câu hỏi và nói rằng bà Pelosi “đã nhúng tay” giúp Bắc Kinh,  khiến ĐCSTQ có lý do để tích cực bảo vệ lợi ích của mình trong quan hệ với Đài Loan, và “có cớ để làm bất cứ điều gì họ muốn làm.”

Cựu Tổng thống Trump nói: “Người đàn bà này (Pelosi) chỉ mang đến sự hỗn loạn”

Cựu Tổng thống Trump nói rằng, bà Pelosi đang làm hỏng mọi thứ mà ông đã gây dựng khi còn đương nhiệm. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh sẽ không có chuyện như thế này xảy ra dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Trước đó, cựu tổng thống Mỹ gọi chuyến đi của bà Pelosi là ngu ngốc và gây kích động căng thẳng trong khu vực. 

Hệ quả chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi hiện đã khá rõ ràng: Đài Loan đang phải đối mặt với tình thế khó khăn chưa từng thấy, khi quân đội Trung Quốc “phong tỏa” hòn đảo bằng một cuộc tập trận bắn đạn thật với quy mô chưa từng thấy trong vài thập niên trở lại đây, và hiện tuyên bố tiếp tục kéo dài các cuộc tập trận cho đến hết tháng 8. 

Ngoài ra, Đài Loan cũng phải chịu nhiều lệnh trừng phạt kinh tế của Bắc Kinh. 

Về phía Mỹ, Trung Quốc cũng đã đình chỉ hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu và cuộc chiến chống di cư bất hợp pháp, hợp tác về tố tụng và công lý, cũng như cuộc chiến chống buôn lậu ma túy và tội phạm quốc tế đã bị đình chỉ.

Kích động làn sóng chủ nghĩa dân tộc chưa từng có

Có một thực tế là truyền thông thế giới tỏ ra hoan hỉ vì Trung Quốc chỉ là “hổ giấy”, và ông Tập Cận Bình đang bị “mất mặt” vì chỉ giỏi “dọa” không dám ‘hành động mạnh” như ông từng tuyên bố với Tổng thống Biden: “Những ai đùa với lửa sẽ bị chết vì lửa”.

Nhưng thực chất ở ‘hậu trường’, ĐCSTQ đang tỏ ra cực kỳ hoan hỉ. Có thể nói chuyến đi của bà Pelosi đã ‘cứu’ ĐCSTQ một phen lâm nguy, khi dân chúng trong nước đang oán hận chính quyền Bắc Kinh vì chính sách Zero Covid hà khắc, kinh tế ảm đạm và giá cả sinh hoạt gia tăng. 

Chưa kể, Trung Quốc có thêm cái cớ hoàn hảo để điều quân ‘phong tỏa’ Đài Loan cả trên biển, trên không, và cả mặt trận kinh tế.

Khi tin tức về chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi ‘rò rỉ’, các hãng truyền thông ĐCSTQ đã lên án Mỹ, cho rằng đây là hành vi vi phạm “nguyên tắc một Trung Quốc”. Đồng thời chỉ trích Tổng thống Joe Biden là một “kẻ đạo đức giả” khi nói rằng ông không thể kiểm soát Chủ tịch Hạ viện Pelosi. 

Trong nhiều ngày, thông điệp này liên tục được truyền tải trên khắp các kênh tin tức của Trung Quốc. Sự tức giận bắt đầu được thể hiện qua các bài viết của các chuyên gia và các blogger quân sự. “Bà phù thủy già” hay “Bà già Mỹ” là nickname mà các cư dân mạng Trung Quốc đặt cho bà Pelosi. 

Hình ảnh bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cùng quốc kỳ Mỹ bị giẫm đạp xuống đất bởi làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Tại Trung Quốc ngày nay, những luận điệu mang tính chủ nghĩa dân tộc như vậy thường tạo ra một luồng dư âm mạnh mẽ, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc. 

Theo TheGuardian, các tag trên Weibo chỉ trích bà Pelosi là một trong những chủ đề thịnh hành nhất. 

Khi bà Pelosi xuất hiện tại Đài Bắc vào tối 2/8, một số kênh truyền thông Trung Quốc cũng phát trực tiếp trên kênh Weibo. Có thời điểm trang web WhatsOnWeibo có 70 triệu người theo dõi trực tuyến bà Pelosi đến Đài Loan, với những tiếng hô vang “Thống nhất đất nước!”. 

Manya Coetzee, người điều hành trang web WhatsOnWeibo cho biết: “Chuyến thăm của Pelosi tới Đài Loan đã tạo ra một cảm giác thống nhất trên mạng xã hội, nơi tràn ngập các bình luận bày tỏ sự ủng hộ đối với quân đội Trung Quốc, và kêu gọi thống nhất với Đài Loan”. 

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc còn nói: “Ngày mai khi thức dậy, tôi hy vọng chúng ta sẽ thống nhất với Đài Loan.’ Tôi chưa bao giờ thấy cảm giác thống nhất mạnh mẽ như vậy trên Weibo trước đây trong tuần này”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, vốn được biết đến với phong cách “chiến binh sói” thì tuyên bố: “Ý chí của con người không thể bị bất chấp, và những kẻ đùa giỡn với lửa sẽ bị thiêu bởi nó”.

Tinh thần chiến đấu của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đã tăng lên một cách rõ rệt. Khi bà Pelosi bắt đầu chuyến công du châu Á, quân đội Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ “không ngồi yên” nếu máy bay chở bà Pelosi hạ cánh xuống sân bay Đài Loan.

Các cuộc tập trận quân sự với quy mô chưa từng có của Trung Quốc trong những ngày vừa qua đã đưa châu Á vào một cuộc chạy đua vũ trang mới, và buộc Mỹ cùng nhóm G7 phải lên tiếng yêu cầu Trung Quốc kiềm chế.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ đối với một số người Trung Quốc. Một người dùng Weibo viết: “Tôi vẫn tức giận! Cuộc tập trận quân sự kéo dài bốn ngày là quá ngắn. Tôi thừa nhận rằng nếu hình thành một tuyến bao vây vòng quanh đảo thì cũng không lỗ!” 

Một người khác nói: “Là một quốc gia rộng lớn với 1,4 tỷ dân, chúng ta không được giới hạn tuyên bố của mình khi thống nhất Đài Loan. “Chúng ta có tiềm năng.”

Jin Lihong, một người Đài Loan sống ở Bắc Kinh cho biết anh rất lo lắng: “Chuyến thăm của Pelosi chính xác giống như cái cớ mà PLA đang tìm kiếm để cho thấy ‘lựa chọn quân sự’ sẽ trông như thế nào vào một ngày nào đó, khi nó được triển khai nghiêm túc. Có vẻ như cả đất nước đang chuẩn bị lâm cảnh chiến tranh. Thật đáng sợ“.

Một ngày trước khi cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 4/8, tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Trung tướng Đài Loan đã nghỉ hưu Herman Shuai nói rằng, các khu vực tập trận là một “khuôn mẫu” để “khóa cứng Đài Loan”. Ông nói: “Hàng rào phong tỏa [Đài Loan] này có thể là một phần của kế hoạch hành động cho các hoạt động tái thống nhất lực lượng trong tương lai”.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu chính quyền đảng Dân chủ Joe Biden và bà chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi có tiên liệu trước được việc này hay đang ?

Xem thêm: Tổng thống Hàn Quốc không gặp mặt bà Pelosi do vướng “kỳ nghỉ”