Các động thái của Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông cho thấy 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục những căng thẳng đã kéo dài trong nhiều năm và chưa có hồi kết.
Theo The National Interest, Trung Quốc gần đây đã điều tàu sân bay thứ hai là Sơn Đông băng qua khu vực mà Lầu Năm Góc thông báo một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ đã di chuyển qua để tiến hành chiến dịch tự do hàng hải (FONOPS). Trong đó, tàu chiến Mỹ đã đi vào ranh giới 12 hải lý của đảo mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền.
FONOPS được xem như một phần nỗ lực của Mỹ nhằm thách thức các tuyên bố lãnh thổ phi pháp và các động thái khiêu khích của Trung Quốc ở các khu vực có tranh chấp trên Biển Đông.
“Vào ngày 22/12, tàu khu trục USS John S. McCain đã khẳng định các quyền và tự do hàng hải ở quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết.
Tuyên bố trên không nêu rõ địa điểm tuần tra của tàu McCain. Tuy nhiên, một số nguồn tin từ Twitter cho hay tàu McCain đã đi qua vùng biển gần đá Gạc Ma và đá Gaven (thuộc quần đảo Trường Sa chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp), cùng với đá Cô-lin.
Hoa Kỳ tiếp tục thách thức Trung Quốc để bảo vệ luật pháp quốc tế
Căng thẳng Mỹ-Trung bắt đầu leo thang khi máy bay giám sát P-8 của Hải quân Mỹ phát hiện ra hoạt động xây đảo trái phép của Trung Quốc, mà nước này gọi là “cải tạo đất”. Trung Quốc đã giành nhiều năm để xây dựng các công trình nhân tạo trên và xung quanh các đảo mà họ tự tuyên bố chủ quyền. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã xây dựng các sân bay và triển khai nhiều máy bay chiến đấu, pháo binh, tên lửa trên các đảo này.
Báo cáo của Lầu Năm Góc nêu rõ rằng: “Các yêu sách hàng hải phi pháp và trắng trợn ở Biển Đông gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do hàng hải, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại và tự do phát triển kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông”.
“Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải quá mức trên khắp thế giới bất kể danh tính của bên yêu sách. Luật biển quốc tế được đề cập trong Công ước Luật Biển năm 1982 quy định một số quyền và tự do cũng như việc khai thác biển hợp pháp khác cho tất cả các quốc gia”, Lầu Năm Góc khẳng định.
Vấn đề là, theo Lầu Năm Góc, các cấu trúc nhân tạo hoặc đảo nhân tạo không phù hợp với định nghĩa của Công ước Luật Biển về cấu trúc tạo thành “đảo”. Do đó, cho đến khi hoặc trừ khi có một thỏa thuận hoặc giải pháp cho cuộc khủng hoảng đã kéo dài ở Biển Đông, một diễn biến dự kiến khó có thể xảy ra, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành FONOPS và thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
“Chừng nào một số quốc gia tiếp tục khẳng định các tuyên bố hàng hải không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật Biển năm 1982, và có mục đích hạn chế phi pháp các quyền và tự do được đảm bảo cho tất cả các quốc gia, thì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền và tự do của các quốc gia đó. Không một thành viên nào của cộng đồng quốc tế nên bị đe dọa hay cưỡng ép từ bỏ các quyền và tự do của họ”, Lầu Năm Góc tuyên bố.
Có thể bạn quan tâm:
- Pompeo: Nói dối là một đặc điểm của chính quyền Trung Quốc
- Lude Media: Rò rỉ tin ông Tập gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, phải phẫu thuật não
- TT Trump soán ngôi Obama, trở thành ‘Người đàn ông được ngưỡng mộ nhất’ nước Mỹ
Kính mời quý độc giả đăng ký theo dõi tin tức cập nhật của MUCNews tại: