Tổng thống Donald Trump vừa ký ban hành một đạo luật chống lại sự can thiệp của Bắc Kinh đối với Tây Tạng, vùng đất bị Trung Quốc xâm lược từ năm 1950.

Theo NDTV, Tổng thống Trump hôm 27/12 ký ban hành Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng (TPSA) 2020; trong đó kêu gọi thành lập lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tây Tạng; và xây dựng một liên minh quốc tế chống lại yêu sách của Trung Quốc đối với Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng.

Yêu sách của Bắc Kinh cho rằng việc chuyển sinh của Đạt Lai Lạt Ma phải tuân theo quy định của chính quyền Trung Quốc. Bác bỏ yêu sách này, Đạo luật mà Tổng thống Trump ký ban hành khẳng định: Việc lựa chọn Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp là quyền quyết định của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng; và Trung Quốc không có quyền can thiệp.

Tổng thống Donald J. Trump ký Sắc lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh những người liên quan vấn đề Syria vào ngày 14/10/2019 (ảnh: Nhà Trắng)
Tổng thống Donald J. Trump ký Sắc lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh những người liên quan vấn đề Syria vào ngày 14/10/2019 (ảnh: Nhà Trắng)

Đạo luật cho phép các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các cộng đồng người Tây Tạng ở Tây Tạng. Đồng thời, đạo luật không cho phép Trung Quốc thành lập lãnh sự quán mới tại Mỹ; cho đến khi Bắc Kinh cho phép thành lập lãnh sự quán Mỹ ở Tây Tạng.

Trước đó, Đạo luật TPSA đã được Nghị viện Hoa Kỳ thông qua với số phiếu tuyệt đối vào ngày 22/12.

Người Tây Tạng cảm ơn Tổng thống Trump và các nghị sỹ

Telangana Today đưa tin, chính phủ Tây Tạng lưu vong (CTA) đã hoan nghênh quyết định ký ban hành Đạo luật TPSA của Tổng thống Trump.

Tờ báo trích tuyên bố của Chủ tịch CTA Lobsang Sangay hôm 28/12: “Đạo luật này đưa ra một thông điệp mạnh mẽ chưa từng có về hy vọng và công lý cho người Tây Tạng ở Tây Tạng; và thúc đẩy sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ tự do tôn giáo, nhân quyền, quyền môi trường và dân chủ cho người Tây Tạng lưu vong”.

Tuyên bố của ông Sangay cũng cho biết: “Thay mặt cho CTA và sáu triệu người Tây Tạng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tổng thống Trump vì đã ký vào đạo luật lịch sử đầy ý nghĩa này. Một lần nữa tôi xin cảm ơn Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật, đặc biệt là các nghị sỹ gồm Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ben Cardin; và các Dân biểu Jim McGovern và Chris Smith, vì họ đã giới thiệu Đạo luật này ra Hạ viện và Thượng viện”.

Lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng là ai?

Lãnh tụ Phật giáo Tây Tạng hiện nay là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso. Sau khi cuộc nổi dậy của người Tây Tạng bị Trung Quốc đàn áp năm 1959, ông rời khỏi Tây Tạng và sống lưu vong ở Ấn Độ từ đó đến nay.

Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng (ảnh: Flickr).
Ông Tenzin Gyatso, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng (ảnh: Flickr).

Theo truyền thống, Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm sẽ mô tả về đứa bé mà ông sẽ chuyển sinh trong kiếp tới. Sau khi Đạt Lai Lạt Ma qua đời, một lãnh đạo khác của Phật giáo Tây Tạng (gọi là Ban Thiền Lạt Ma) có nhiệm vụ đi tìm đứa trẻ mà Đạt Lai Lạt Ma chuyển sinh.

Tuy nhiên, Ban Thiền Lạt Ma thật sự đã mất tích từ năm 1995, khi mới 5 tuổi. Giới quan sát cho rằng cậu bé khi đó đã bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc. Sau đó Bắc Kinh đã tự phong một Ban Thiền Lạt Ma khác cho Phật giáo Tây Tạng.

Cư dân mạng chia sẻ bức ảnh Tập Cận Bình bắt tay Ban Thiền Lạt Ma do Bắc Kinh tự phong
Cư dân mạng chia sẻ bức ảnh Tập Cận Bình bắt tay Ban Thiền Lạt Ma do Bắc Kinh tự phong (ảnh chụp màn hình Twitter).