Đang chơi trong vườn cậu bé hoảng hốt tìm bố giúp đỡ, khi thấy hai chú vịt con cứ lẽo đẽo “bám đuôi mình”.

Mời quý độc giả xem video:

Góc bình luận “một video dễ thương cho ngày mới”

Cậu bé ơi, cậu đi lạch bạch như vậy, đúng là mẹ tụi em rồi! Vịt said.

Đừng thấy anh đây đẹp trai mà bám càng theo nhé.

Trời ạ, ghét quá đi mất. Hai con vịt vui tính ghê.

“Em bé có vẻ sợ hai chú vịt con nên cố đi nhanh, còn hai chú vịt cứ lẽo đẽo theo sau và biết dừng đúng lúc, coi mà cứ sợ cậu bé vấp té hoặc đạp trúng vịt con kìa”. 

Hiệu ứng vịt con

Hiệu ứng vịt con là hiệu ứng về tâm lý được ghi nhận trên các chú vịt con mới nở, theo đó, khi mới nở thì những chú vịt non như được bản năng lập trình là nhìn vật thể chuyển động đầu tiên là mẹ của nó và sẽ theo đuôi không rời như hình với bóng và cho dù là con gà hay con người hay bất cứ thứ gì khác chuyển động.

Ở con người, hội chứng vịt con dùng để chỉ việc con người có xu hướng coi những gì xảy ra đầu tiên, trải nghiệm đầu tiên, những cảm xúc đầu tiên là chuẩn mực, khuôn mẫu và hoàn hảo và khoa học gọi đó là tâm lý ấn tượng hay dấu ấn khó phai.

Khám phá thú vị về loài vịt

Vịt có lông không thấm nước ngay cả khi chúng lặn dưới nước

Thực tế khi vịt cọ mỏ vào lông tức là chúng đang trải một lớp sáp được sản xuất bởi tuyến niệu quản ở gốc đuôi lên lông như một lớp bảo vệ, giúp cho lông không thấm nước và cách ly chúng khỏi nhiệt độ cực lạnh.

Giảm máu xuống màng chân

Chân vịt có màng bơi và chúng cũng dễ dàng khống chế lượng máu lưu thông xuống chân. Vì vậy, khi nhiệt độ giảm, máu sẽ ít chảy xuống hai chi bơi. Cho nên vịt không gặp khó chịu khi bơi trong nước hồ lạnh giá.

Đôi mắt kỳ diệu

Vịt sở hữu thị giác tốt hơn chó, bạn tin không? Chúng có thể nhìn ra màu sắc, và nhờ vào vị trí mắt hai bên, góc nhìn của vịt gần như đạt tới 360 độ.

Clip: Cậu bé bỏ chạy khi bị vịt con đuổi theo nhận ' làm mẹ'
Vịt có 3 mí mắt.

Chúng còn được tự nhiên ban tặng mí mắt thứ ba. Mí mắt thứ ba này là một lớp “màng nhầy” đóng vai trò như kính bơi giúp chúng dễ dàng nhìn được khi ở dưới nước.

Nuốt vàng vào bụng

Vịt thường nhặt các viên đá sắt nhọn, sau đó nuốt vào để giúp nghiền xương từ những con cá mà chúng nuốt trọn.

Khi những viên đá không còn đủ sắc nữa, chúng sẽ bị vịt nhổ ra ngoài và thay viên mới vào. Tuy nhiên, vịt không chỉ nuốt đá thông thường, có một số trường hợp người ta đã tìm thấy vàng trong mề vịt hoặc một số loài chim khác.

Có thể bạn quan tâm: Cậu bé mếu máo đi tìm bố giúp để thoát khỏi hai “đối tượng… vịt”.

Từ Khóa: