Đàn ông, muốn làm được việc lớn thì phải là người có đại khí. Mà người có đại khí ắt là phải có tâm “đại nhẫn”.

Từ xưa đến nay, người có tâm đại nhẫn đều trở thành những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, điển hình là 2 câu chuyện dưới đây.

Câu chuyện thứ nhất: Hàn Tín chịu nhục chui háng

Vào thời niên thiếu, gia cảnh của Hàn Tín vô cùng bi đát; cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng chí hướng của Hàn Tín đặt ở nơi cao xa nên bản thân ông lúc nào cũng đeo một thanh bảo kiếm bên mình.

Trong thành Hoài Âm có một kẻ vô lại chuyên đi ức hiếp người khác, là con trai của một người đồ tể; kẻ vô lại này rất hống hách. Một lần vì muốn hạ nhục Hàn Tín trước bàn dân thiên hạ, nên hắn ta đã ở nơi đông người mà ngang nhiên chặn đường ông.

Kẻ vô lại nói: “Ngươi khoác thanh bảo kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Nhà ngươi dám sát nhân thì hãy thử chặt đầu của ta xem. Còn nếu ngươi không dám giết ta thì ngươi cúi xuống chui qua háng ta mà đi”.

Nghe những lời khiêu khích này, Hàn Tín thản nhiên không hề sợ hãi mà nhìn thẳng vào kẻ vô lại thật lâu. Thần sắc của Hàn Tín không hề thay đổi; ông thực sự đã chui qua háng của kẻ vô lại mà đi.

Câu chuyện thứ nhất: Hàn Tín chịu nhục chui háng
Màn vũ kịch “Hàn Tín” của Shen Yun (ảnh: shenyunperformingart.org).

Người có tâm đại nhẫn không có nghĩa là kẻ hèn nhát

Người thản nhiên chịu nhục có thể phân làm hai loại: Một loại là người không có ý chí kiên cường, chỉ sống thụ động trước nghịch cảnh. Còn kiểu người như Hàn Tín  là người có chí hướng cao xa, co được giãn được, nhẫn chịu được gánh nặng. Đây là những người có tầm nhìn xa trông rộng; vì thế mà ông mới trở thành bậc kỳ tài trong thiên hạ.

Thời xưa người ta gọi họ là “hào kiệt chi sĩ”, hay “kẻ sĩ hào kiệt”. Những người này tất có khí tiết hơn người thường. Người bình thường thấy nhục liền  không nhẫn được “rút kiếm tương đấu”. Người xưa cho rằng, đây không phải là cái “dũng” của kẻ sĩ.

Người đại dũng đại khí, gặp nguy mà không kinh, gặp rủi ro vô cớ mà không phẫn nộ. Người làm được việc lớn trong thiên hạ, ắt phải có tâm đại nhẫn, có tĩnh khí; Hàn Tín thực sự là người có khí chất phi thường; bởi lẽ không người bình thường nào có thể nhẫn chịu mà làm được việc như thế.

Câu chuyện thứ hai: Tổng thống Abraham Lincol

Abraham Lincoln là vị tổng thống nổi tiếng; ông đã đi vào lịch sử nước Mỹ không chỉ vì tài năng chính trị mà còn bởi nhân cách cao thượng hiếm có. Bản thân ông xuất thân có phần thấp hèn, lại không có được sự nghiệp chính trị ấn tượng; tuy vậy năm 1860 ông bất ngờ đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Tất nhiên, việc này đã vấp phải rất nhiều những chỉ trích dữ dội.

Các đối thủ của ông phản đối kịch liệt; họ thường buông lời dè bỉu và mỉa mai gọi ông là “gã nông dân”. Trong khi các nghị sĩ Hoa Kỳ thời đó đều xuất thân từ danh gia vọng tộc, thuộc giới thượng lưu trong xã hội; thì việc con trai một người đóng giày thấp hèn như Lincoln, đột nhiên được leo lên ngồi chễm chệ trên chiếc ghế quyền lực cao nhất, khiến họ không cam lòng chấp nhận điều đó.

2 câu chuyện đáng suy ngẫm: Đàn ông không có tâm “đại nhẫn” khó làm nên đại sự!
Abraham Lincoln (1809 – 1865) là một chính khách và luật sư người Mỹ, tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ năm 1861 (ảnh: wikipedia).

Cách ứng xử khôn ngoan nhất

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức chiếc ghế tổng thống, Lincoln đã phải đối diện với thử thách mà với nhiều người có thể gọi là động chạm đến tâm can.

Trong khi ông đang chăm chú đọc diễn văn nhậm chức, một nghị sĩ đột nhiên đứng dậy ngắt lời: “Thưa ngài, xin hãy nhớ rằng cha ngài đã từng đóng giày cho cả nhà tôi cơ đấy”. Tất cả mọi người đều cười ồ lên sảng khoái.

Thế nhưng Lincoln vẫn bình tĩnh; ông ngừng bài diễn văn của mình và tự tin đáp trả: “Tôi biết cha mình đã từng đóng giày cho cả gia đình ngài cũng như nhiều nghị sĩ đang ngồi ở đây. Bởi lẽ không người thợ nào có thể làm tốt như ông. Xin hỏi đã có ai trong các ngài phàn nàn về những đôi giày mà chính do cha tôi đóng hay chưa? Chính bản thân tôi cũng biết đóng giày; nếu muốn, thì tôi cũng có thể đóng cho các ngài một đôi. Nhưng dù sao đi nữa, tôi cũng cảm thấy vô cùng tự hào về người cha tuyệt vời của mình; một người thợ giày xuất sắc”.

Người có lòng bao dung rộng lớn thì mới có được tâm đại nhẫn

Tổng thống Lincoln nghe những lời lẽ dè bỉu cay nghiệt nhất, nhưng ông ấy vẫn bình tĩnh đáp lại bằng tấm lòng bao dung to lớn; ông đã thể hiện sự điềm tĩnh vĩ đại của một người quân tử

Các nghị sĩ nghe xong đều im bặt không một ai dám chế giễu cười ông nữa. Sau đó, có người khuyên Lincoln chúng ta hãy trả đũa tay nghị sĩ nọ. Nhưng ông mau chóng gạt đi và nói: “Khi tất cả chúng ta trở thành bằng hữu thì sẽ không còn bất cứ kẻ thù nào”.

2 câu chuyện đáng suy ngẫm: Đàn ông không có tâm “đại nhẫn” khó làm nên đại sự!
Người quân tử nếu vì chút khẩu khí mà sống, thì sẽ không tránh khỏi lụy phiền, mà hỏng đại sự (ảnh: trithuc.vn).

Người đàn ông có tấm lòng bao dung, có tâm đại nhẫn ắt sẽ làm nên việc lớn trong thiên hạ.

Có thể bạn quan tâm: