Nhiều trường học ở TP. HCM có số học sinh đạt học lực giỏi chiếm tỉ lệ hơn 90%. Khiến dư luận đặt câu hỏi “liệu năng lực của các em có thật sự tỷ lệ thuận với kết quả này”.

Báo Tuổi Trẻ dẫn thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, năm học 2021-2022 có 45% học sinh lớp 12 đạt học lực giỏi, tỉ lệ này ở khối 11 là 37%, khối 10 là 30%.

Cũng theo thống kê trên, trong tổng số 180.293 học sinh THPT ở TP.HCM thì tỉ lệ học sinh đạt học lực khá năm học vừa rồi là cao nhất: khối 10: 44%; khối 11: 43%; khối 12: 46%.

Như vậy, tính ra tỉ lệ học sinh lớp 12 đạt học lực loại khá, giỏi lên đến 91%, học sinh đạt loại trung bình là 8%; loại yếu là 0,17%. Toàn thành phố có 2 học sinh lớp 12 đạt học lực kém. 

Khi con số này được đưa ra nhiều độc giả bình luận, thắc mắc:” Kết quả này có đúng với năng lực các em không?; Liệu học sinh ngày nay giỏi hơn xưa, khi mà vài chục năm trước, cả trường chắc chỉ vài học sinh giỏi?; Giáo viên có đang quá thoáng trong khâu chấm điểm, đánh giá học sinh để có được học bạ đẹp trong quá trình xét tuyển…”

Nhiều trường học ở TP. HCM có số học sinh đạt học lực giỏi chiếm tỉ lệ hơn 90%. Khiến dư luận đặt câu hỏi "liệu năng lực của các em có tỷ lệ thuận với kết quả này"
Ảnh chụp màn hình báo Lao Động.

Xoay quanh vấn đề này trả lời VnExpress trong một bài viết “Học bạ ‘đẹp như mơ” vào cuối tháng 7, ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhìn nhận trước cái lợi mà một bảng điểm học bạ đẹp mang lại, các trường và cả học sinh đều tìm cách “làm đẹp”. Ông bày tỏ sự e ngại trước việc nhiều giáo viên chấm điểm “theo kiểu tăng trọng”, “vỗ béo” thành tích cho học sinh.

Theo ông, công tác đo lường, kiểm tra tại Việt Nam chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, giáo viên cũng chưa được trang bị những kỹ thuật, công cụ đánh giá cho kết quả chính xác cao. Dù vậy, để đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, TS Vinh cho rằng thầy cô cần đánh giá học sinh trung thực dựa trên năng lực thật sự của em đó.

Ông Vinh cũng nhận định rằng “giỏi là một khái niệm tương đối, đúng là cũng đáng ngưỡng mộ nhưng không nên thần thánh hóa.

“Chính tôi đã chứng kiến một học sinh luôn được đánh giá khá, giỏi trong quá trình học nhưng thi đại học điểm lại không cao”, ông nói và thẳng thắn nhìn nhận “việc cho điểm cao hơn thực lực của học sinh không phải chuyện hiếm trong các trường phổ thông”.

Đồng quan điểm với ông Vinh, ông Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chia trẻ trên báo giaoduc.net, sử dụng điểm học bạ bậc trung học phổ thông là phương thức xét tuyển tạo nguồn tuyển sinh tốt cho các trường, đồng thời tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

“Nhiều điểm học bạ là thực chất, phản ảnh được năng lực thực thụ của học sinh. Tuy nhiên, không loại trừ hiện tượng nâng điểm, ưu ái trong khâu ra đề thi và chấm thi. Nếu năng lực thực sự của học sinh không tương xứng với điểm số và điều này là phổ biến thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục.

Từ Khóa: