Nhiếp ảnh gia Thụy Điển Lennart Nilsson (1922 – 2017) đã kết hợp niềm đam mê khoa học và nhiếp ảnh để chụp những bức ảnh về các giai đoạn phát triển của thai nhi bằng kính soi bàng quang. Ông chụp ảnh quá trình thụ thai lần đầu tiên vào năm 1957, nhưng vì chúng ở dạng đen trắng nên ảnh không đủ rõ ràng để xuất bản. Tuy nhiên, ông đã chụp lại những bức ảnh vào năm 1965 bằng quy trình tương tự, và tạp chí LIFE đã xuất bản chúng.
Số tạp chí nổi tiếng đến nỗi nó đã bán hết sạch chỉ sau vài ngày! Bài tiểu luận ảnh của Nilsson có tựa đề “Kịch tính sự sống trước khi sinh”, và những bức ảnh dưới đây ghi lại một cách hoàn hảo sự hỗn loạn và mong manh của quá trình thụ thai. Tác phẩm nhiếp ảnh của ông thực sự làm cả nhân loại ngạc nhiên. Lần đầu tiên trong đời, người ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường quá trình thụ tinh ở người đầy kỳ diệu của tạo hóa.
Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thích những bức ảnh cho thấy điều kỳ diệu của cuộc sống trong giai đoạn đầu của nó.
Tóm tắt nội dung
Tinh trùng di chuyển đến trứng

Tinh trùng tiếp tục bơi về phía trứng

Nơi cuộc sống bắt đầu

Quá trình tiếp diễn

Ảnh chụp cận cảnh ống tinh trùng

Đứa trẻ ở trong tử cung

Phôi thai bám vào thành tử cung

Trái tim đập ở ngày thứ 18

Ngày 28

Các đặc điểm trên khuôn mặt bắt đầu phát triển

Phôi thai tiếp tục phát triển

Đôi tay bắt đầu di chuyển chậm

Nhìn thấy dưới da

Thai nhi tuần 18

Thai nhi 20 tuần

Thai nhi 26 tuần

Sự phát triển của sự sống có lẽ là một trong những quá trình quý giá và thiêng liêng nhất trên hành tinh. Nếu không có sự sống, Trái đất sẽ là một nơi hoang vu buồn tẻ. Con người và cả các loài động thực vật đều đáng trân trọng, bởi vì hành trình đến đây không hề dễ dàng.
Nhưng hiện nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng 50 triệu thai nhi bị phá bỏ. Điều đó cũng tương đương với việc giết đi những sinh mệnh đáng thương. Về vấn đề này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẳng định: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai; bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người”.
Theo Power of Positivity, ảnh chụp màn hình Power of Positivity
Xem thêm:
- Một em bé kiên cường được sinh ở tuần 21 dù cơ hội sống sót là 0%
- Cha mẹ không bỏ thai nhi mắc hội chứng Down và dị tật tim: ‘Chúa đang chữa lành cho con gái chúng tôi’
- Hi hữu – đáng yêu: Cặp song sinh chào đời, 1 bé còn nguyên trong túi ối