Lý do nào khiến bà Nancy Pelosi cố tình đến Đài Loan, mạo hiểm khơi mào gây xung đột Trung Quốc? Mục đích chính của bà Pelosi tới Đài Loan là gì? Không ít câu hỏi đặt ra là: Tại sao bề ngoài bà Pelosi luôn tỏ ra “đối kháng” với Trung Quốc, nhưng thực chất lại đang gián tiếp “hỗ trợ” ĐCSTQ?
Tóm tắt nội dung
Cuốn sách bom tấn hé lộ sự “tinh vi” của Pelosi
Theo ông Peter Schweizer, tác giả cuốn sách “Red-Handed: How American Elites Get Rich Helping China Win“, (tạm dịch: Bàn tay Nhuốm đỏ: Cách giới tinh hoa Mỹ vừa làm giàu vừa giúp Trung Quốc giành chiến thắng), ĐCSTQ phụ thuộc phần lớn vào chiến lược thu hút các nhân vật quyền lực trong giới chính trị và doanh nghiệp Mỹ để mở rộng ảnh hưởng, đồng thời né tránh hậu quả từ những hành vi sai trái của mình.
Trả lời Đài truyền hình NTD hôm 21/3, ông Schweizer cho biết: “Chiến lược [của Trung Quốc] là mua chuộc giới tinh hoa ở Mỹ, bằng cách trao cho họ những giao dịch sinh lợi và quyền tiếp cận đặc biệt vào thị trường Trung Quốc”.
Cuốn sách tiết lộ bà Nancy Pelosi đã thay đổi đáng kinh ngạc khi trước đây từng chỉ trích mạnh mẽ ĐCSTQ, nhưng giờ lại trở nên mềm mỏng hơn, thậm chí còn ca ngợi Trung Quốc.
Theo Breitbart, tác giả Schweizer tiết lộ rằng lập trường về Trung Quốc của bà Pelosi rõ ràng đã “phát triển” khác đi, khi các khoản đầu tư của gia đình bà vào quốc gia cộng sản này ngày càng tăng.
Lưu ý là, bà Pelosi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nghị sĩ có lập trường quan điểm cứng rắn về Trung Quốc. Giờ đây, lập trường đó đã dịu nhẹ hơn, mặc dù đôi khi (có lẽ để che đậy), bà Pelosi vẫn chỉ trích ĐCSTQ vi phạm nhân quyền.
Tác giả Schweizer viết: “Bà ấy tiếp tục lên tiếng về một số vấn đề, nhưng quan điểm của bà ấy đã giảm bớt khi gia đình bà ấy nhận được các cơ hội thương mại sinh lợi ở Trung Quốc đại lục”.
Từng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc
Quay trở lại những năm 1990, bà Pelosi là một người chỉ trích Trung Quốc khá gay gắt. Thực tế bà đã đến Quảng trường Thiên An Môn biểu tình – một động thái khiến các quan chức ĐCSTQ tức giận.
Cách đây 31 năm, vào năm 1991, nữ dân biểu bang California Nancy Pelosi đã tới Quảng trường Thiên An Môn để vinh danh các nhà hoạt động dân chủ sinh viên bị thảm sát vào năm 1989. Bà cùng một số nghị sĩ đã giăng một biểu ngữ ghi: “Gửi những người đã bỏ mạng vì Dân chủ ở Trung Quốc”.
Cảnh sát Trung Quốc đã giật lấy biểu ngữ, các nghị sĩ bị thẩm vấn, trong khi nhà báo bị xử lý thô bạo. Bà Pelosi từng kể rằng, bà “bắt đầu chạy”, “và các đồng nghiệp của tôi, một số người trong số họ, đã có một chút khó khăn. Báo chí bị đối xử tệ hơn vì họ có camera, và họ bị giam giữ.”
Tác giả Schweizer cho rằng, sự kiện ở quảng trường Thiên An Môn không phải là cá biệt. Bà Pelosi đã từng phản đối việc trao quy chế thương mại tối huệ quốc cho Trung Quốc, phản đối nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngoài ra năm 2005, bà Pelosi đã ủng hộ một sửa đổi nhằm ngăn chặn Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mua Uniocal, một công ty năng lượng có trụ sở tại California.
Bà cũng từng phản đối Thế vận hội Bắc Kinh 2008, và thậm chí yêu cầu Tổng thống Bush khi ấy tẩy chay không tham dự.
Thái độ mềm mỏng hơn với Trung Quốc kể từ khi …
Tuy nhiên tại một số thời điểm, “quan điểm của bà Pelosi bắt đầu giảm bớt”, ông Schweizer viết trong cuốn Bàn tay Nhuốm đỏ: Cách giới tinh hoa Mỹ vừa làm giàu vừa giúp Trung Quốc giành chiến thắng.
Thực tế, vào năm 2009 tờ Politico đã ghi nhận sự thay đổi thái độ của bà Pelosi đối với Trung Quốc. Bài báo đã trích dẫn những người thân cận với bà Pelosi kể rằng, họ đã nhận thấy một “sự thay đổi tinh tế” trong cách tiếp cận của bà ấy đối với ĐCSTQ.
Phóng viên Glenn Thrush viết: Trong khi bà Pelosi “sẽ không từ chối cam kết cốt lõi của bà ấy đối với dân chủ hóa ở quốc gia này”, “bà ấy cũng không tìm kiếm các cuộc chiến mới với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc – hoặc với Chính quyền Obama vì nó tìm cách tăng cường quan hệ Mỹ-Trung”.
Chỉ hai tháng sau khi tờ Politico đăng tải bài báo, tờ Wall Street Journal cũng đưa tin rằng, bà Pelosi đã nói với Diễn đàn Năng lượng sạch Mỹ-Trung ở Bắc Kinh rằng, lý do khiến bà ấy “thay đổi (quan điểm), một phần là do các vấn đề như biến đổi khí hậu mà hai nước cần cùng nhau giải quyết”.
Mặc dù lý do công khai để che đậy việc bà Pelosi quyết định giảm nhẹ lập trường về Trung Quốc là do “cuộc khủng hoảng khí hậu”, nhưng tác giả Schweizer tin rằng còn nhiều điều hơn thế nữa.
Ông chỉ ra rằng, chồng của Pelosi là Paul Pelosi và cậu con trai Paul Jr. đã bắt đầu có những giao dịch kinh doanh ở Trung Quốc
…. bà Pelosi trực tiếp đầu tư vào Trung Quốc
Tác giả Schweizer viết: “bà Pelosi đã trở thành nhà đầu tư đối tác của Matthews International Capital Management, công ty tiên phong trong thị trường đầu tư Trung Quốc”.
Công ty này được điều hành bởi “người bạn và là người ủng hộ chính trị” của bà Pelosi. Đó chính là William Hambrecht, một nhà tài trợ lớn đã quyên góp hàng triệu đô la cho Đảng Dân chủ và các tổ chức liên kết với Đảng này.
Schweizer viết rằng, Hambrecht ra mắt Quỹ tăng trưởng Trung Quốc vào năm 1995. Ông lưu ý rằng Quỹ này là “quỹ đầu tư nổi tiếng nhất” của công ty Matthews, và bà Pelosi cùng gia đình đã đầu tư “hàng triệu đôla” chỉ riêng cho quỹ này.
Tuy nhiên, Quỹ tăng trưởng Trung Quốc không phải là mối quan hệ kinh doanh duy nhất mà gia đình Pelosi có ràng buộc với ĐCSTQ. Ông chồng Paul Pelosi đã tham gia vào Công ty kinh doanh xe limousine, bao gồm một dịch vụ thuê xe limousine phục vụ cho Thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh.
Điều ngạc nhiên là bà Nancy Pelosi ban đầu đã phản đối việc Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội 2008 với lý do “hồ sơ nhân quyền” của ước này. Tuy nhiên, khi bị chồng đặt vào tình huống xung đột lợi ích, bà Pelosi đã bất ngờ thay đổi quan điểm của mình.
Tác giả Schweizer viết: “Một năm sau khi chồng bà mua cổ phần của Global Ambassador Concierge (công ty cho thuê xe limousine), bà ấy đã đảo ngược lập trường và phản đối việc tẩy chay Thế vận hội của Bắc Kinh”. Đồng thời ủng hộ Tổng thống Bush tới Bắc Kinh dự lễ khai mạc.
Tất nhiên gia đình bà Pelosi cũng đầu tư vào nhiều công ty và các quỹ đầu tư khác tại Trung Quốc như đã đề cập trong các bài trước.
Schweizer lưu ý rằng không chỉ ông chồng Paul Pelosi mới có lợi ích kinh doanh ở Trung Quốc, mà cậu con trai Paul Pelosi Jr. cũng đầu tư kinh doanh tại quốc gia cộng sản này không ít.
Trong phần kết thúc về mục Pelosi trong cuốn sách Bàn tay Nhuốm đỏ: Cách giới tinh hoa Mỹ vừa làm giàu vừa giúp Trung Quốc giành chiến thắng, tác giả Schweizer nhấn mạnh rằng, sau khi đại dịch coronavirus tấn công Mỹ, bà Pelosi đã sử dụng vị trí quyền lực của mình để ngăn chặn bất kỳ các cuộc điều tra về nguồn gốc của virus từ chính quyền Tổng thống Trump.
Ông Schweizer viết: “Bắt đầu từ năm 2020 và kéo dài hơn một năm sau, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Pelosi đã chặn các nỗ lực của Quốc hội để điều tra nguồn gốc của virus COVID-19. “Với nhiều bằng chứng chỉ ra khả năng có một vụ rò rỉ virus trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, bà Pelosi đã ra lệnh cho đảng Dân chủ tại Quốc hội không hợp tác với bất kỳ nỗ lực nào để điều tra vấn đề.”
Lãnh đạo phe thiểu số đảng Cộng hòa tại Hạ viện- ông Kevin McCarty đã thề rằng, nếu đảng Cộng hòa giành lại thế đa số trong Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 — về cơ bản làm bay ghế Chủ tịch Hạ viện của bà Pelosi — ông dự định thành lập một Ủy ban chọn lọc để điều tra các vấn đề về Trung Quốc trong Hạ viện vào năm tới.
Đáng buồn thay, bà Pelosi đã thông báo ý định tranh cử lại Quốc hội ở tuổi 81, và chuyến đi của bà Pelosi tới Đài Loan được cho là một động thái đánh bóng và níu giữ chút quyền lực đang mong manh của bà.
Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất, mà còn nhiều lý do nữa để bà Pelosi “mạo hiểm” tới Đài Loan.
Tại sao từ lập trường mềm mỏng với Trung Quốc, bà Pelosi lại “quay ngoắt” sang thách thức ĐCSTQ bằng chuyến đi bão táp tới Đài Loan?
Mục đích chính của bà Pelosi tới Đài Loan là gì?
Câu hỏi đặt ra là: Mục đích thực sự của chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi là gì?
Là cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc, mà gia đình bà cũng có cổ phần? (Xem tại đây), (Xem tại đây)
Là đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng Mỹ khỏi sự thất vọng về chính quyền Dân chủ Joe Biden và đánh bóng tên tuổi của mình vào thời khắc “xế chiều”? (Xem tại đây) (Xem tại đây)
Là vì lợi ích cá nhân của dòng tộc Pelosi? (Xem tại đây)
Câu trả lời là: Tất cả những điều trên.
Tuy nhiên, mục đích sâu xa hơn nữa phải chăng là để kích động một Trung Quốc hung hăng sẽ gây xung đột với Đài Loan, hệt như kịch bản Nga xung đột Ukraine?
Hẳn nhiên, luôn có một phe diều hâu trong Quốc hội Mỹ luôn mong muốn thúc đẩy cơ hội mua bán máy bay, tàu chiến và vũ khí mới để giao chiến thay vì tìm kiếm hòa bình.
Để làm gì? Để phục vụ cho giới tinh hoa theo Chủ nghĩa toàn cầu, và làm giàu cho cỗ máy vận hành chiến tranh.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, chính quyền Joe Biden liên tục gây sức ép với Nga bằng cách gia tăng biện pháp trừng phạt và hỗ trợ quân sự mạnh mẽ chưa từng có cho Ukraine.
Tuy nhiên Tổng thống Putin không phải là một chính trị gia “nghiệp dư”, càng không phải là một nhà lãnh đạo thiên tả theo Chủ nghĩa toàn cầu mà ngược lại, ông là tổng thống theo phái dân túy bảo vệ lợi ích dân tộc quốc gia.
Putin đã thực hiện các biện pháp đáp trả bằng vũ khí năng lượng và lương thực, để gây áp lực lên chính quyền Joe Biden và các chính phủ châu Âu.
Đương nhiên, giới tinh hoa Chủ nghĩa toàn cầu càng muốn thúc đẩy thêm nhiều điểm nóng xung đột càng tốt. Và Đài Loan có lẽ đã được nhắm là mục tiêu tiếp theo?
Việc bà Pelosi đến Đài Loan đã làm dậy sóng dư luận quốc tế và để lại một đống lộn xộn cho hòn đảo này.
Giống như Ukraine, chính quyền Đảng Dân chủ Joe Biden đã phá vỡ khuôn mẫu ban đầu, nhưng không có khả năng định hình lại một khuôn mẫu mới.
Không giống như Moscow, ĐCSTQ đã không tấn công Đài Loan (có thể do nhiều lý do, trong đó có khả năng về quân sự), mà bắt đầu định hình “tình hình bình thường mới” ở eo biển Đài Loan theo cách riêng của mình.
Đó là không cần động binh, mà về lâu dài, ĐCSTQ sẽ thực hiện một sự thay đổi chính sách đối với eo biển Đài Loan. Thực tế, các cuộc tập trận của Trung Quốc vừa qua chính là cuộc thử nghiệm bao vây, phong tỏa gần như hoàn toàn Đài Loan, xét riêng về mặt kinh tế cả ở đường không và đường biển.
Có khá nhiều điểm trùng hợp giữa bối cảnh cuộc chiến Ukraine và Đài Loan như sau:
Kích động chiến tranh ở Ukraine
Có thể nói, cuộc xung đột tại Ukraine trước tiên thuộc về lỗi của NATO vì đã liên tục mở rộng liên minh sát biên giới nước Nga, bất chấp Nga đã đưa ra lằn ranh đỏ. Cuộc chiến của ông Putin là cuộc chiến bảo vệ nước Nga khi bị đe dọa bởi sự mở rộng của Mỹ và NATO.
Tất nhiên việc Nga tấn công một quốc gia có chủ quyền là điều khó có thể biện minh, mặc dù trong thế bị dồn ép vào chân tường. Mỹ và NATO đã thành công trong việc làm bùng nổ chiến tranh tại Ukraine.
Cần lưu ý là, chỉ 1 tuần sau khi xung đột nổ ra, vào ngày 5/3, lưỡng đảng Mỹ đều cam kết thông qua gói viện trợ quân sự và nhân đạo trị giá 10 tỷ USD cho Ukraine.
Thêm nữa, chỉ trong tuần giao tranh tại Ukraine, người ta chứng kiến sự tăng giá của 33 loại cổ phiếu về quốc phòng và hàng không vũ trụ Mỹ, với việc các nhà đầu tư hưởng lợi tới 69 tỷ đô la. Cổ phiếu của cả 3 ông lớn sản xuất vũ khí của Mỹ đều có mức tăng giá ngoạn mục.
Theo Investors, cổ phiếu của Tập đoàn Northrop Grumman đã tăng mạnh 18%, vượt mục tiêu đề ra 9% kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra.
Tương tự, cổ phiếu của “ông lớn” Lockheed Martin tăng 16%, vượt mục tiêu đề ra khoảng 7%.
Cổ phiếu của Tập đoàn quốc phòng Kratos Defense & Security Solutions tăng gần 30% kể từ sau xung đột.
Kích động chiến tranh ở Đài Loan
Bất chấp chính quyền Bắc Kinh đưa ra lằn ranh đỏ, đe dọa sẽ phản ứng quân sự nếu máy bay của bà Pelosi hạ cánh xuống Đài Loan, bà Pelosi vẫn “liều lĩnh” đến.
Phải chăng mục đích chính là để khuấy động một cuộc chạy đua vũ trang mới tại châu Á-Thái Bình Dương? Để cỗ máy chiến tranh vận hành không ngơi nghỉ, và giới tài phiệt kinh doanh vũ khí tiếp tục trục lợi làm giàu?
Chỉ ít giờ sau khi bà Pelosi đặt trên lên hòn đảo vào tối 2/8, thì phía bên kia bán cầu, ngày 3/8 , Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã họp để xem xét Đạo luật Chính sách Đài Loan năm 2022.
Theo dự luật, Washington sẽ “cung cấp cho Đài Loan vũ khí mang tính chất phòng thủ”.
Trong đó, chỉ riêng Chương trình hỗ trợ an ninh sẽ cung cấp 4,5 tỷ USD hỗ trợ Đài Loan trong 4 năm để mua vũ khí từ Mỹ, củng cố cơ sở công nghiệp-quốc phòng của Mỹ và cho phép khả năng tương tác tốt hơn giữa hai lực lượng.
Chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi phục vụ cho mục đích của Chủ nghĩa toàn cầu?
Có một điểm đáng lưu ý là, thời điểm này nước Mỹ vẫn đang phải vật lộn với lạm phát gia tăng, và nợ công lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 30 nghìn tỷ đô la.
Nhưng Hạ viện Mỹ do bà Nancy Pelosi đứng đầu đã nhanh chóng thông qua dự luật chi tiêu về vấn đề Ukraine, với khoản viện trợ hơn 40 tỷ đô la vào ngày 10/5, trong đó có 368 phiếu thuận và 57 phiếu chống. Mọi phiếu “chống” đều đến từ phía Đảng Cộng hòa.
Nên nhớ vào đầu năm 2019, cũng chính bà Pelosi đã tuyên bố rằng, dù Tổng thống Donald Trump có nỗ lực đến đâu cũng không thể thuyết phục bà cấp tiền để xây bức tường biên giới giữa Mỹ-Mexico.
Vụ tranh chấp này ‘nóng’ đến mức bà Pelosi tuyên bố rằng, quyết định đóng cửa chính phủ một phần không có liên quan gì đến đảng Dân chủ, mà là do “yêu sách của ông Trump đòi khoản tiền lớn để xây bức tường”.
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Hạ viện do Đảng Dân chủ của bà Pelosi kiểm soát sẵn sàng chi hàng chục tỷ đô la tiền thuế của người dân, để bảo vệ “biên giới” cho Ukraine, nhưng quyết không chi 1 đồng để xây bức tường biên giới, bảo vệ an ninh biên giới của nước Mỹ?
Thực chất các khoản viện trợ cho Ukraine phần lớn đều rơi vào túi của giới tài phiệt sản xuất vũ khí, và chỉ là một phần trong cỗ máy vận hành chiến tranh của giới tinh hoa theo Chủ nghĩa Toàn cầu.
Nhiệm kỳ Tổng thống Biden là nhiệm kỳ 3 của Obama?
Đây không còn phải là điều nghi ngờ nữa, mà chính truyền thông dòng chính Mỹ đã từng đề cập nhiều đến chủ đề này. Tờ Wall Street Jounal đã từng có bài báo khẳng định: Biden đang thực hiện nhiệm kỳ thứ ba của Obama.
Lưu ý là: Nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama là thời điểm nước Mỹ tham gia nhiều nhất vào các điểm nóng xung đột trên thế giới.
Nhìn lại di sản của Obama, Micah Zenko – nhà khoa học chính trị thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ đã tiết lộ dữ liệu đáng kinh ngạc: Chỉ riêng năm 2016, chính quyền Obama đã thả 26.171 quả bom.
Điều đó có nghĩa là trung bình mỗi giờ Obama ra lệnh thả 3 quả bom, tương đương mỗi ngày thả 72 quả. Obama cũng ủy quyền các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhiều hơn gấp 10 lần so với Tổng thống Bush. (theo Theguardian).
Cũng cần lưu ý, bà Pelosi từng đối kháng với Tổng thống đảng Cộng hòa George W Bush, khi không ngần ngại gọi ông Bush là kẻ dối trá và ngốc nghếch.
Dưới thời chính quyền Donald Trump, sự chống phá của bà Pelosi còn gay gắt hơn nữa. Vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Trump, bà Nancy Pelosi tuyên bố: ‘Tôi đang đếm ngược từng giờ cho đến khi ông Trump đi. Tôi sẽ túm tóc và tay chân của ông ta để lôi ông ta ra khỏi nơi đó (phòng Bầu dục)”.
Nhưng với Tổng thống Obama, bà Pelosi cư xử vô cùng nhã nhặn. Lý do chính Obama là một trong những tổng thống mà bà Pelosi ngưỡng mộ. Trong mắt bà, Obama là một nhân vật có ý tưởng và luôn làm theo những gì bà nói.
Bà Pelosi đã đấu tranh cho Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng của Barack Obama (ObamaCare) trước khi nhiệm kỳ của bà kết thúc vào năm 2011.
Trong khi ấy, đạo luật này lại bị Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa coi là một thảm họa cho đất nước.
Xem thêm: Hé lộ gia đình bà Pelosi tổn thất thế nào sau lệnh trừng phạt của Trung Quốc