Sự “thờ ơ” trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đông Nam Á tạo ra mâu thuẫn giữa một số quốc gia. Nhiều nước thành viên ASEAN đang ngày càng tiến sâu vào phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng trong đó không có Việt Nam, theo SCMP ngày 17/2.
- Biển Đông: Mỹ muốn đối đầu tàu cá trái phép của Trung Quốc, ASEAN có nên cảnh giác?
- Biển Đông: Mỹ hối thúc các nước ASEAN không nên để Bắc Kinh ‘bắt nạt
- Ngoại trưởng Mỹ liên tiếp điện đàm về Biển Đông với các nước ASEAN
Các nhà phân tích cho rằng, chính sách đối ngoại của Mỹ “bỏ bê” Đông Nam Á; có thể khiến các quốc gia ASEAN tiến xa hơn vào quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc; ngay cả khi ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh tiếp tục là nguyên nhân gây lo lắng cho nhiều quốc gia trong khu vực.
Bất chấp sự gây hấn của Trung Quốc trong khu vực, 7 trong số 10 nước ASEAN dường như đang nghiêng về Bắc Kinh hơn Mỹ. Đó là nhận định của ông David Shambaugh, giáo sư Nghiên cứu Châu Á và Giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington. Ông Shambaugh cho rằng: Chỉ có Việt Nam, Singapore và Philippines là có vẻ gần gũi hơn với Washington.
ASEAN không hài lòng, thất vọng về Trung Quốc
Giáo sư Shambaugh nói về thái độ của các quốc gia Đông Nam Á đối với Trung Quốc: “Có một cảm giác thất vọng; Trung Quốc ở đây, nó quá lớn và chúng tôi phải vào cuộc ở một mức độ nào đó; nhưng chúng tôi không thực sự hài lòng về điều đó”.
Các nước ASEAN thực sự muốn Hoa Kỳ hiện diện nhiều hơn nữa. Ông Shambaugh nói: “Người Đông Nam Á thực sự muốn Mỹ hiện diện nhiều hơn. Nhưng Mỹ có rất nhiều hành trang trong khu vực. Vì vậy, có một loại tư tưởng mâu thuẫn (của các nước) về Hoa Kỳ, nó phát sinh từ cảm giác bị bỏ rơi”.
Đầu tháng 2, tại một hội thảo trên web do Hinrich Foundation tổ chức, ông Shambaugh cho biết, chính quyền Biden không có một bộ chính sách cụ thể cho Đông Nam Á.
Viết trên tạp chí Foreign Affairs hồi tháng 1, Trợ lý của Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Kurt Campbell, cho biết: “Mặc dù các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tìm kiếm sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để duy trì quyền tự chủ của họ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng họ nhận ra rằng việc loại trừ Bắc Kinh khỏi tương lai sôi động của châu Á là không thực tế và cũng không có lợi”.
ASEAN ngày càng lo lắng về ảnh hưởng chính trị và khu vực của Trung Quốc
Thương mại hàng năm giữa Mỹ và ASEAN trị giá khoảng 600 tỷ USD; gần bằng một nửa giá trị thương mại của khối với Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ thực sự có một dấu ấn thương mại lâu đời và các mối liên kết đầu tư sâu rộng trong khu vực.
Hơn 4.200 công ty Mỹ đang hoạt động tại ASEAN, bao gồm khoảng 70% trong số 124 doanh nghiệp đa quốc gia của Mỹ có tên trong Global Fortune 500 (danh sách 500 công ty lớn nhất theo doanh thu trên thế giới).
Theo Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), khu vực châu Á rộng lớn hơn là nơi có gần 1.000 tỷ USD đầu tư của Mỹ; trong khi châu Á đầu tư khoảng 850 tỷ USD vào Mỹ.
Giám đốc điều hành của chuyên gia mở rộng kinh doanh châu Á Tricor Group, Lennard Yong: “Trước đây người Trung Quốc chỉ đơn giản là tham gia xuất khẩu và thương mại. Nhưng trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy họ có sự tinh vi hơn”.
Ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh vẫn là một nguyên nhân gây lo lắng trong khu vực ASEAN. Tuần trước, một cuộc thăm dò với 1.032 học giả, quan chức chính phủ và giới tinh hoa kinh doanh của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore cho thấy; số người lo lắng về “ảnh hưởng chính trị và khu vực” ngày càng tăng của Trung Quốc từ 85% (năm 2020) lên 88% (năm 2021).