Các nhà quan sát cho hay, căng thẳng leo thang có thể đẩy nguy cơ xung đột tại eo biển Đài Loan lên mức cao nhất mọi thời đại.

Căng thẳng leo thang tại eo biển Đài Loan

Theo SCMP, Học viện Xuyên eo biển Trung Quốc (CCSA) hôm 19/5 đã công bố một báo cáo về quan hệ giữa Bắc Kinh với Đài Loan. Học viện này là một tổ chức có trụ sở tại Hồng Kông, do chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn.

Báo cáo được công bố sau khi tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG 54) của Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan. Đây là một khu vực rộng khoảng 180 km, ngăn cách giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Sự hiện diện của chiếc tàu hải quân là nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với việc đảm bảo an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

CCSA cho biết các nhà nghiên cứu đã xem xét các yếu tố; bao gồm sức mạnh quân sự, quan hệ thương mại, dư luận quốc tế, các sự kiện chính trị và sự ủng hộ từ các đồng minh của hai bên. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng Trung Quốc và Đài Loan đang đứng trước bờ vực của một cuộc chiến tranh.

Kết luận trên được đưa ra dựa vào chỉ số rủi ro của xung đột vũ trang tại eo biển. Thang điểm cho mức độ rủi ro là 10 thì mối quan hệ hai bên đạt 7,21 điểm.

Ngoài ra, họ cũng xem xét các yếu tố lịch sử từ những năm 1950. Mục đích là để làm đối chứng về mức độ rủi ro trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. Theo đó, đầu những năm 1950, khi lực lượng Quốc Dân đảng phải rời đại lục đến Đài Loan; thì chỉ số rủi ro trong quan hệ cũng chỉ ở mức 6,7 điểm.

Chỉ số rủi ro giữa Bắc Kinh và Đài Loan luôn biến động

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Loan kể từ những năm 1950. Các nhà quan sát cho biết mối quan hệ này có những lúc trở nên khởi sắc. Nhưng, suốt 70 năm qua, chỉ số rủi ro trong quan hệ 2 bên cũng có nhiều biến động.

Chỉ số rủi ro quan hệ xuyên eo biển của think tank cho thấy tiềm năng xung đột đã đạt mức cao kỷ lục (Ảnh: South China Morning Post)
Chỉ số rủi ro quan hệ xuyên eo biển của think tank cho thấy tiềm năng xung đột đã đạt mức cao kỷ lục (ảnh: South China Morning Post).

Từ dữ liệu biểu đồ, có thể thấy vào những năm 1970, chỉ số rủi ro nằm lơ lửng trên 6,5. Tuy nhiên, nó đã giảm xuống còn 4,55 vào năm 1978 – khi Washington thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Những năm 1990, nguy cơ xung đột lại ở mức thấp. Nguyên nhân là những năm 90, đại lục bắt tay vào cải cách kinh tế, thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Đài Loan.

Nhưng báo cáo cho biết chỉ số này đã tăng đều đặn kể từ năm 2000; kể từ khi đảng Dân chủ Dân Tiến lên nắm quyền, chấm dứt 55 cầm quyền của Quốc Dân Đảng (vốn thân Trung Quốc).

Với chỉ số xung đột ở mức 6,7 vào năm 2021, một nhà nghiên cứu cho hay:

“Khi xem xét tình hình hiện tại, chúng tôi có thể nói rằng mức độ rủi ro trên eo biển Đài Loan đang ở mức cao nhất trong lịch sử”.

Ông Lim – một nhà nghiên cứu nói.

Quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan

Ông Lim còn cho biết thêm Bắc Kinh từng tin rằng chừng nào quan hệ Trung – Mỹ còn được kiểm soát, thì tình hình Đài Loan sẽ không thành vấn đề.

Tuy nhiên, quan hệ Trung – Mỹ đã trở nên căng thẳng dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hiện tại, với chính quyền Joe Biden, mối quan hệ này vẫn không có dấu hiệu cải thiện. Hoa Kỳ vẫn đang phụ thuộc nhiều hơn vào các đồng minh như Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc.

Eo biển Đài Loan nằm trong vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của riêng mình. Trung Quốc coi sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực như một sự ủng hộ đối với chính phủ Đài Loan.

Hôm 19/5, Trung Quốc cáo buộc Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan.

“Các hành động của Mỹ đã gửi tín hiệu sai cho lực lượng độc lập Đài Loan. Hành động của Hoa Kỳ đã cố tình phá vỡ và phá hoại tình hình khu vực. Hành động này còn gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.

Đại tá Zhang Chunhui tuyên bố trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Ông Zhang cho biết thêm các lực lượng Trung Quốc đã theo dõi và giám sát tàu khu trục của Mỹ. Ông này nhấn mạnh lực lượng hải quân Trung Quốc luôn sẵn sàng bảo vệ trước mọi mối đe dọa và khiêu khích.

Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương gồm Ấn Độ Dương và phần lớn Thái Bình Dương. Chính quyền Trung Quốc luôn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong khu vực này. Đây được xem là hành động thách thức đối với các quy định của luật pháp quốc tế.