Một số quốc gia đã hợp thức hoá việc phá thai và coi nó như một quyền lợi tất yếu của người phụ nữ. Lập luận của họ là con người có quyền tự do trong việc lựa chọn bạn tình và nạo phá thai.

Vấn đề chúng ta chia sẻ dưới đây sẽ không xoay quanh các tranh cãi về pháp luật. Chúng ta cùng nhau bàn về “nhân tính” và quy chuẩn đạo đức của việc phá thai.

Nguyên nhân dẫn đến tội ác

Nguyên nhân gì khiến người ta dễ dàng phá bỏ con ruột? (ảnh: BBC).

Khi văn hoá truyền thống bị chụp cái mũ phong kiến, lạc hậu và quá khắt khe, con người hiện đại đã làm một cuộc cách mạng, gọi chung là tự do và dân chủ. Nghe thì có vẻ rất văn minh, nhưng thật tệ hại nếu hiến pháp trao cho con người quyền được sát sinh.

Và ngay cả khi luật pháp không cho phép họ phá thai, tuy nhiên trong những trường hợp “đã rồi”. Quan hệ tình dục trước hôn nhân lỡ mang thai; người đàn ông trong cuộc vô trách nhiệm. Hay đơn giản họ bị vỡ kế hoạch; đứa trẻ trót mang giới tính mà cha mẹ chúng không mong đợi. Và ngày nay để nuôi lớn một đứa trẻ thì rất tốn kém, đôi khi lý do là vì tình trạng kinh tế không cho phép.

Nếu bệnh viện không dám “giải quyết”, vẫn còn vô số những phòng khám tư nhân. Người ta có thể đến đó phá thai nhanh gọn, không cần hồ sơ bệnh án, giá rẻ và hiệu quả bảo mật tốt.

Nhiều cơ sở còn quảng cáo rằng họ có công nghệ phá thai không gây đau đớn cho sản phụ.

Một lần trót lỡ, hậu quả khôn lường

Mắc bệnh về đường sinh dục, sức khoẻ giảm sút, khó có thai trở lại, vô sinh

Bác sĩ nói về vấn đề sức khoẻ có thể gặp phải sau khi phá thai (ảnh minh hoạ: hellobacsi).

Theo y học, nạo phá thai là sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Hậu quả của việc nạo phá thai có thể xảy ra không chỉ trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian tiến hành thủ thuật, mà còn gây hậu quả lâu dài về sau. 

Do tổn thương cổ tử cung, eo tử cung trong quá trình thực hiện nạo phá, gây ra hở eo tử cung, suy yếu cổ tử cung gây sảy thai cho những lần mang thai sau.

Do thành tử cung bị suy yếu, tắc vòi trứng do viêm nhiễm, dẫn đến thai không thể về làm tổ ở tử cung mà làm tổ ở các vị trí khác mà chủ yếu là vòi trứng, khiến cho phôi thai bám đậu ngoài tử cung. Thường gọi là chửa ngoài dạ con, cũng là một bệnh lý rất nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng của người mẹ nếu không phát hiện kịp thời.

Di chứng sau phá thai có thể làm tắc vòi trứng, viêm dính buồng tử cung. Một trong những tác hại nghiêm trọng nhất của việc phá thai là vô sinh, khoảng 20% ca điều trị vô sinh có tiền sử phá thai.

Vợ chồng bất hoà, gia đình lục đục, hôn nhân đổ vỡ

Thai nhi có thể có nhận thức và cảm giác từ khi còn trong bụng mẹ (ảnh: tuvanluat).

Có câu nói: “Nếu muốn trốn tránh một ai đó, bạn có thể trốn; nhưng nếu muốn trốn nghiệp thì bạn chẳng có cách nào cả”. Ý nói, nghiệp đã tạo thì chúng ta nhất định phải gánh chịu.

Trong đó, quả báo của việc phá thai không chỉ riêng người phụ nữ phải gánh chịu. Nếu không có các tác nhân từ đàn ông, phụ nữ làm sao có thể mang thai? Vì vậy cả hai đều phải chịu quả báo tương đương.

Hậu quả nghiêm trọng của việc phá thai: vợ chồng đánh chửi nhau, gia đình bất ổn

Vợ chồng đánh chửi nhau triền miên (ảnh: TNP).

Trên kênh truyền hình thực tế về tâm linh Thái Lan, anh Reiw là một nhà tâm linh nổi tiếng. Anh sẽ từ con số ngày sinh mà xem ra nghiệp lực mà một người phải mang là gì. Đa số người đến tham gia cả đàn ông hay phụ nữ rất nhiều vì lí do phá thai mà chịu thống khổ. Họ khổ đến mức phải đứng lên “tự thú” để mong nhận được cách hoá giải.

Những người làm cha làm mẹ bị vong linh sơ sinh theo, chúng quậy phá khiến cha mẹ chúng từ yêu thương nhau quay sang đối xử với nhau như kẻ thù.

Một người mẹ nói trong nước mắt:

– Sau khi phá thai được một năm, thần trí tôi không còn bình thường, có một áp lực vô hình nào đó đè nặng tâm trí tôi, có một thế lực nào đó đã thay đổi tâm tính chồng tôi khiến anh dễ dàng nổi nóng với vợ. Anh ấy chửi rủa, và đánh tôi ngay cả khi tôi chẳng làm điều gì có lỗi. Nhiều khi tôi đã nghĩ đến chuyện tự tử. Có một giọng nói trong đầu tôi vang lên: “hay là lao đầu xuống đất mà chết đi”.

Phật gia có giảng sát sinh để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng không chỉ đến một phương diện mà là toàn bộ cuộc sống. Theo thuyết luân hồi tương báo, nếu có án mạng, thì nhất định một mạng đổi lấy một mạng.

Những đứa con sau này sức khoẻ kém, khó nuôi, khó dạy bảo

Những đứa trẻ khó dạy bảo (ảnh: bau.vn).

Đứa bé dù chưa ra đời nhưng từ khi thụ thai đã có sự sống. Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã tuyên bố: hãy cho trẻ nghe nhạc, chúng có thể cảm nhận được âm thanh xung quanh và tương tác. Người mẹ trong khi mang thai dù lo buồn hay vui vẻ đều có tác dụng nhất định đến đứa trẻ.

Đức Đạt-Đai-Lạt-Ma từng nói rằng: “Phật giáo quan niệm, ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai. Bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người”

Nếu quả đúng là như vậy, khi cha mẹ quyết định vứt bỏ bào thai, linh hồn đứa trẻ cũng biết cảm nhận sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Nỗi oán hận chắc chắn sẽ hình thành, về sau này khi có cơ hội đầu thai trở lại, thay vì làm một đứa con, chúng đến để báo oán.

Vậy nên có chuyện, đứa trẻ mới sinh mà tính nết đã khó chịu, báo hại cha mẹ mất ăn mất ngủ, kiệt sức theo con. Lớn thêm một chút, cha mẹ mất công nuôi dạy nhưng con trẻ không vâng lời, không lo học hành, không theo nề nếp hiếu thảo, mà nghe tin bạn xấu, chơi bời lêu lổng. Lúc trưởng thành dám đánh cha chửi mẹ, phá nát cơ nghiệp.

Đường tình duyên của bọn trẻ về sau lận đận

Hay đường tình duyên của chúng về sau lận đận khiến cha mẹ canh cánh lo âu. Thời trẻ thường bị phụ bạc, lúc lập gia đình lại đổ vỡ, li tán.

Nếu những điều trên vẫn chưa xảy ra thì đợi khi gia đình đạt được trạng thái viên mãn nhất thì đứa trẻ bỗng ra đi, để lại vết thương khó lành trong lòng cha mẹ.

Nỗi đau của các cặp vợ chồng khi mất đi đứa con thân yêu (ảnh minh hoạ: wedtretho).

Trong niềm tin tín ngưỡng, một người nếu muốn có công danh sự nghiệp thì đức phải lớn. Tuy nhiên, anh ta hay cô ta, trong đường đời của mình đã tạo nghiệp lực quá lớn là sát sinh, mà lại là bức tử chính con ruột của mình. Ông cha ta xưa có câu “hổ dữ không ăn thịt con”, chúng ta là người mà còn không ứng xử bằng loài cấm thú, thì không thể có công danh sự nghiệp.

Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là ngũ thường trong thiên hạ. Tức là những điều được cho là bình thường của một con người khi sống trong trời đất. Kẻ sát sinh, chữ “Nhân” chủ đạo đã không biết trân quý, thì 4 chữ phía sau không thể nói đến, người ấy làm sao có đủ uy đức dựng nên cơ đồ?

Tiền tài vô vọng, công danh sớm nở tối tàn.

Chúng ta nên suy nghĩ chín chắn về việc muốn có con hay không, sự sống là trân quý, dẫu là cha mẹ cũng không có quyền định đoạt (ảnh: medlatec).

Có bao giờ những người từng phá thai nghĩ về nghiệp báo họ sẽ phải trả cho những năm tháng về sau và sau nữa. Cổ nhân có câu: “một lần mất thân người, trăm ngàn kiếp sau khó tìm lại”. Trong giới tu luyện, người ta coi trọng thân người. “Thân người khó được/ Phật pháp khó nghe”, nếu không có thân người thì cũng không cách nào tu luyện.

Con người ngày nay buông thả trong quan hệ quan hệ nam nữ. Họ không có khái niệm tình mẫu tử thiêng thiêng, không hiểu nội hàm của đạo nghĩa vợ chồng, cũng coi nhẹ cả sinh mệnh. Dù là lí do gì đi nữa, tất cả chỉ là nguỵ biện cho sự ích kỷ, vô trách nhiệm, vô đạo đức của một thế hệ vốn đã đánh mất đi cội rễ của nhân tính.

Nếu sự nghiệp của con người chỉ để truy cầu danh lợi, thoả mãn cho tâm tham đắm vật chất, thoả mãn thói hưởng lạc nơi nhân thế không màng đến hậu hoạ; thì sự nghiệp nếu có cũng không thể bền vững.

Cách giải quyết hậu quả của việc phá thai

Cho đi thiện lương, nhận lại phúc lành (ảnh: DKN).

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Phá thai mang đến những hậu quả vô cùng hệ trọng như vậy, vì thế cách để giải quyết hậu quả cũng là điều được nhiều người quan tâm.

Từ nguyên nhân có thể suy ra biện pháp, với những bạn trẻ chưa lập gia đình thì việc phòng ngừa là rất cần thiết, phòng sẽ tốt hơn chống. Quan hệ giữa người nam và người nữ cần phải có khoảng cách, đấy là giữ lễ tiết cho chính bản thân và đối phương.

Không nên có quan hệ ân ái trước hôn nhân, cần coi hôn nhân như một dấu mốc quan trọng của cuộc đời, được cha mẹ thuận ý cưới gả. Như vậy, sẽ tránh khỏi việc mang thai ngoài ý muốn. Để thực hiện điều đó vốn không khó, chẳng qua, các bạn trẻ vì bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng giải phóng bản thân mà dễ dàng phóng túng bất kể đến hậu quả.

Quan niệm đó không làm nên sự “văn minh” mà là hành vi trái với luân thường đạo lý. Khi xảy ra chuyện không mong muốn, lúc hiểu được tầm quan trọng của cơ sở để nuôi nấng một sinh mệnh, các bạn sẽ không còn thấy việc quá khứ người phụ nữ phải giữ gìn trinh tiết là quá khắt khe.

Mọi vấn nạn của xã hội đều bắt nguồn từ không coi trọng những quy chuẩn về đạo đức. Đồng thời mọi bình an cũng bắt đầu bằng việc giữ gìn thân tâm trong sáng. Lối sống phù hợp đạo trời vốn rất tự nhiên, trong tự nhiên đã có thanh thản.

Thay đổi tư duy và lối sống để cải biến vận mệnh

Nụ cười hoà ái, tâm thái vui vẻ (ảnh: MC Ngọc Trang).

Để giải quyết hậu quả thì đã là muộn, tuy nhiên nhân gian có câu: “đức năng thắng số”. Ngay từ lúc nhận ra sai lầm, thay vì u uất, tự trách bản thân, chúng ta hãy bắt tay vào sữa chữa lỗi lầm.

Xưa kia phóng túng thì hiện nay tiết chế; xưa kia không biết quý tiếc sinh mệnh thì bắt đầu từ ngày hôm nay hãy tôn trọng mọi mầm sống. Giữ tâm lương thiện, làm những việc thiện: đối nhân xử thế chân thành, có lễ nghĩa; thái độ mực thước, hoà ái với các mối quan hệ. Như vậy, vận mệnh sẽ cải biến.

Có thể bạn quan tâm: