Cuộc sống luôn đan xen niềm vui và nỗi buồn, đó là vẻ ngoài chân thực nhất của nó. Nhà văn Nga nổi tiếng Tolsta đã từng nói “Các gia đình hạnh phúc thì giống nhau, nhưng gia đình bất hạnh thì có những bất hạnh riêng”. Trong nhiều nền văn hóa cổ đại, bất hạnh bắt nguồn từ “đôi mắt quỷ”.
Tóm tắt nội dung
Đôi mắt quỷ có trong kinh Koran
Con mắt của quỷ được ghi lại trong kinh Koran ở Hy Lạp, La Mã và Ả Rập cổ đại. Con mắt của quỷ được coi là nguồn gốc của xui xẻo, thương tích và thậm chí là cái chết. Lời nguyền này đã ăn sâu vào nền văn hóa Ai Cập và La Mã cổ đại. Ngay cả ngày nay, lời nguyền đôi mắt ở châu Á, Trung Đông và châu Phi vẫn còn đáng sợ.
Tất cả các tôn giáo ngày nay, bao gồm Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Phật giáo…bày tỏ sự bác bỏ đáng kể đối với “mắt quỷ “.
Khái niệm “mắt quỷ” xuất hiện lần đầu tiên ở nền văn minh Lưỡng Hà. Chúng ta biết rằng tổ tiên của dân tộc này đã ghi lại tinh hoa văn hóa trên bảng đất sét bằng chữ viết hình nêm; và con mắt ác quỷ cũng được khắc vĩnh viễn trên đó.
Xuất hiện chữ viết là xuất hiện dấu vết mắt quỷ
Nền văn minh này có nguồn gốc từ Iraq ngày nay, nằm giữa sông Euphrates và sông Tigris, còn được gọi là Lưỡng Hà. Từ khoảng 8000 năm trước Công nguyên, tổ tiên Obeid sơ khai đã bắt đầu cuộc sống đồ đá mới ở khu vực này. Đến năm 2900 trước Công nguyên, chữ viết hình nêm đã hoàn thiện. Chúng tôi may mắn tìm được một số thông tin về nguồn gốc của mắt quỷ.
Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, bất kể là các triết gia, nhà thơ hay nhà văn; chẳng hạn như các trưởng lão Hesiod, Plato, Heliotorus và Pliny. Họ đều ít nhiều để lại những tác phẩm ghi chép về đôi mắt của quỷ dữ. Cùng lúc đó, Alexander Đại đế của Vương quốc Macedonia ở Hy Lạp cổ đại; đã truyền bá về con mắt quỷ dữ khắp vùng Cận Đông.
Ngày nay, mặc dù các nền văn hóa khác nhau có quan điểm khác nhau về đôi mắt của ma quỷ; nhưng quan niệm cổ xưa này đã lan rộng ở hầu hết các khu vực trên thế giới, và được truyền từ đời này sang đời khác.
Sức mạnh bí ẩn của đôi mắt
Người xưa tin rằng mắt người có khả năng phóng ra những phép thuật có hại đáng kinh ngạc. Đặc biệt khi một người bị điều khiển bởi sự ghen tị, hoặc những ý nghĩ xấu xa bên trong. Sức mạnh tà ác này sẽ được phóng đại vô hạn.
Mắt người ngoài vai trò là nguồn cung cấp thông tin, nó còn là công cụ chính để giao tiếp. Nhà viết tiểu sử người Hy Lạp Plutarch đã cố gắng hợp lý hóa nỗi sợ hãi về ánh sáng chói lóa “ma thuật” này, thông qua giải thích khoa học. Ông cho rằng năng lượng tiêu cực của một người là từ đôi mắt của họ, ông tin rằng đôi mắt là cửa ngõ của tâm hồn.
Sau đó, giới khoa học đã phát hiện ra rằng; ghen tị khi nhìn thấy người khác sở hữu một thứ đặc biệt xinh đẹp, một số năng lượng sẽ tụ lại trước mắt họ. Nhưng loại năng lượng vật chất này có tốt hay không, thì hiện tại giới khoa học công nghệ vẫn chưa có kết luận.
Nhưng trong các tác phẩm văn học Hy Lạp cổ đại; loại năng lượng này được gọi là ham muốn của con người. Mà ham muốn trong tất cả các tôn giáo là hiện thân của ma quỷ! Vì vậy, Phật giáo nói rằng dục vọng của con người là nguồn gốc của đau khổ.
Đôi mắt quỷ và những ham muốn mang đến bất hạnh
Tham lam trong Phật giáo, đề cập đến sự tham lam quá mức và theo đuổi hình dáng, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc giác, thức ăn, giấc ngủ, tiền bạc, danh vọng và tài sản của thế giới. Vì vậy, Phật giáo dạy con người hạnh phúc là từ bỏ ham muốn và đòi hỏi.
Khi lòng tham nổi lên, trong lòng lo lắng, bồn chồn, thậm chí còn có hành vi chống đối người khác, làm hại chính mình và người ấy. Mặc dù, trong quá trình theo đuổi lòng tham, bạn có thể thỏa mãn và hạnh phúc trong một thời gian ngắn; nhưng khi bạn muốn duy trì kéo dài hạnh phúc này, đau khổ lại xuất hiện; được và mất khiến đau khổ càng thêm sâu sắc.
Đôi mắt cũng là cửa sổ tâm hồn. Vì vậy, khi người ta bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực thì nguồn năng lượng có thể được phát ra qua đôi mắt, và ảnh hưởng đến những người xung quanh họ.
Đừng để bị dục vọng chiếm giữ bạn. Hãy luôn hạnh phúc mãn nguyện với những gì bạn có thì đôi mắt cũng sẽ phát ra ánh sáng ấm áp, dịu nhẹ.
Theo SOH
Xem thêm: