Bệnh nhân khỏi COVID-19 có thể gặp di chứng tổn thương thần kinh nặng nề. Thiền định là giải pháp giúp trẻ hóa não bộ và sửa chữa các tổn thương thần kinh trong não.

Hơn một năm sau đại dịch, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng COVID-19 có thể để lại di chứng tổn thương thần kinh nặng nề. Một số bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho thấy tuổi não già đi đến 10 năm.

Theo Tiến sĩ Yuhong Dong; nhà virus học châu Âu và là nhà khoa học chính của Biotech; mặc dù không có thuốc tiêu chuẩn điều trị tổn thương thần kinh, nhưng thiền định có thể giúp sửa chữa tổn thương dây thần kinh. Do đó nó cải thiện tình trạng thoái hóa não. 

Dưới đây là một trong những giải pháp phục hồi tổn thương não, trong khi phỏng vấn tiến sỹ Yuhong Dong:

Thiền có thể kéo dài các telomere và trẻ hóa não bộ

Ngồi song bàn khiến tim theo phản xạ tăng khả năng cung cấp máu, thúc đẩy lưu lượng máu lên não.
Ngồi song bàn khiến tim theo phản xạ tăng khả năng cung cấp máu, thúc đẩy lưu lượng máu lên não.

Sự lão hóa bắt đầu trong não; khi Covid-19 tấn công các tế bào não. Nó có thể dẫn đến tổn thương và thoái hóa não, bao gồm các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Tiến sĩ George Slavich, một bác sĩ, nhà tâm thần học tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), và Tiến sĩ David Black, một chuyên gia y tế dự phòng tại Đại học Nam California, đã cùng thực hiện đánh giá có hệ thống những nghiên cứu ngẫu nhiên, có đối chứng được thực hiện bởi các bác sĩ nội khoa trong 20 năm qua.

Họ phát hiện những người ngồi thiền có telomere dài hơn; so với những người không thiền định. Độ dài của telomere như một đồng hồ sinh học để xác định tuổi thọ của tế bào.

Một nghiên cứu khác đối với những người đã thiền trung bình trong 9 năm; phát hiện ra rằng những người thiền định có vỏ não dày hơn bình thường; người có lịch sử thiền định lâu thì vỏ não càng dày. Nghiên cứu này chứng minh rằng thiền định có thể mang lại những thay đổi tích cực cho cấu trúc của não bộ.

Thiền tăng cung cấp máu cho não

Một lợi ích khác của thiền là nó có thể tăng cường cung cấp máu cho chất xám. Một số người nghĩ rằng ngồi thiền với tư thế bắt chéo chân chặt chẽ sẽ chèn ép các mạch máu và cản trở quá trình lưu thông máu. Nhưng thực tế, các mạch máu bị nén khi bắt chéo chân, nó cho phép máu được phân phối đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, nó còn khiến tim theo phản xạ; tăng khả năng cung cấp máu và thúc đẩy lượng máu lên não.

Để giữ cho não hoạt động ở trạng thái khỏe mạnh; điều quan trọng là nó phải nhận được nguồn cung máu đầy đủ. Trong khi não chỉ chiếm 2 phần trăm tổng trọng lượng cơ thể, nhưng 20% lưu lượng máu của cơ thể được dẫn đến não. Các nghiên cứu cho thấy thiền định làm tăng lượng máu lưu thông đến não lên mức ấn tượng 35%.  

Các nghiên cứu chứng minh rằng, thiền định làm chậm quá trình lão hóa tế bào và tăng lượng máu cung cấp cho não; do đó mang lại những lợi ích rõ ràng về sức khỏe.
Các nghiên cứu chứng minh rằng, thiền định làm chậm quá trình lão hóa tế bào và tăng lượng máu cung cấp cho não; do đó mang lại những lợi ích rõ ràng về sức khỏe.

Thiền sửa chữa các tổn thương thần kinh trong não

Thiền đòi hỏi người ta phải tĩnh lặng tâm trí; không nghĩ gì và loại bỏ mọi phiền nhiễu. Khi con người đạt được trạng thái này, họ sẽ chủ động loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, lo lắng ra khỏi não bộ, đưa cảm xúc về trạng thái bình lặng.

Trong trạng thái yên tĩnh này, khả năng tự chữa lành của não được tăng cường, cho phép sửa chữa các dây thần kinh bị tổn thương. 

Giúp chống lại vi rút

Nghiên cứu của UCLA cũng phát hiện ra rằng; thiền định giúp tăng cường khả năng chống lại virus của cơ thể. Điều này chủ yếu biểu hiện thông qua việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Cụ thể là khi ở trong trạng thái thiền, số lượng tế bào T trợ giúp tăng lên và chức năng của chúng cũng được cải thiện. Nói cách khác, thiền định tăng cường khả năng miễn dịch và kháng vi-rút của cơ thể. Nó cho phép cơ thể tiêu diệt Covid-19 khi nó cố gắng tấn công não.

Thiền giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể

Trong khi thiền, bạn thường giữ lưỡi áp vào vòm miệng. Theo quan điểm của y học cổ truyền; việc đặt lưỡi tựa vào vòm miệng cho phép các kinh mạch trong cơ thể kết nối. Y học hiện đại đã phát hiện ra rằng; các đường kinh mạch có liên quan đến dòng chảy của năng lượng trong cơ thể.

Ngồi thiền có thể thúc đẩy sự lưu thông của các kinh mạch; do đó làm tăng năng lượng trong cơ thể. Y học cổ truyền từ lâu đã coi thiền là một cách để duy trì và tăng cường sức khỏe tốt. Ngày nay, y học hiện đại ngày cũng chú trọng nhiều hơn đến thiền định như một phương pháp chữa bệnh và phục hồi cơ thể. 

Loại Covid mới đã để lại nhiều di chứng thần kinh cho bệnh nhân; gây suy giảm nhận thức, cực kỳ mệt mỏi, mất khứu giác và vị giác và các vấn đề khác. Đối với những loại triệu chứng này, y tế cộng đồng chưa có hình thức điều trị hiệu quả.

Dựa trên các nghiên cứu tại UCLA và các nơi, bệnh nhân có thể thiền định hàng ngày để cải thiện bản thân; và đẩy nhanh quá trình phục hồi thể chất, tinh thần của cơ thể.

Theo Nspirement

Xem thêm: