Câu chuyện “tăng cân mất kiểm soát ngày giãn cách” là điều khiến nhiều người đau đầu khi dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Nhiều lý do khiến xu hướng ăn uống liên tục “lên ngôi” trong những ngày giãn cách. Có người chia sẻ về việc không thể ngừng ăn giai đoạn này. Sau khi tổng hợp lại nguyên nhân; các chuyên gia đưa 7 lý do chủ yếu, khiến cảm giác thèm ăn luôn tăng mạnh trong những ngày giãn cách vì dịch Covid-19.

1. Ăn theo cảm xúc

Khi ở nhà, bạn thường có cảm giác căng thẳng, nhàm chán và lo âu vì tình trạng giãn cách kéo dài. Bạn luôn tự hỏi bao giờ mọi thứ mới kết thúc. Câu chuyện thường tiếp tục bằng việc bạn tiến đến tủ lạnh và tìm kiếm thứ gì đó để ăn mặc dù không hề đói.

Khi đứng trước tủ lạnh được mở sẵn, bạn có xu hướng phải tìm bằng được món đồ gì đó để ăn hoặc để uống. Để hạn chế việc tìm được đồ ăn, bạn hãy để chai hoặc cốc nước lọc ở nơi dễ thấy và dễ lấy nhất. Việc đó sẽ làm bạn hạn chế việc lấy đồ ăn một cách vô thức.

2. Môi trường làm việc

Không được tới chỗ làm, phải làm việc tại nhà. Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi để bạn dễ dàng tìm đến gian bếp, tủ lạnh. Bao quanh chúng ta là đồ ăn. Chúng ta phải làm việc ở nơi quá gần với nhà bếp. Thật khó kiểm soát khi cả ngày phải nhìn vào đồ ăn.

Ở nhà khiến chúng ta dễ dàng tiếp cận với đồ ăn
Ở nhà khiến chúng ta dễ dàng tiếp cận với đồ ăn (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Là những người đang thực hiện giãn cách xã hội, bạn nên tuân thủ thời gian ăn uống theo ké hoạch của mình. Bạn nên giảm số bữa ăn phụ nhiều nhất có thể. Việc này cũng cần bạn phải nghiêm khắc với bản thân.

3. Tập thể dục nhiều hơn

Việc giãn cách cũng làm thay đổi thói quen tập thể dục của nhiều người. Thay vì ra đường, đến phòng gym, mọi thứ giờ chỉ ở trong nhà. Thời gian cũng nhều hơn do không phải di chuyển. Việc tập thể dục nhiều hơn khi ở nhà là điều tích cực. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến việc tiêu hao nhiều năng lượng và nhanh cảm thấy đói hơn.

Khi cảm giác đói xuất hiện, bạn có thể ăn thêm một bữa nhẹ vào giữa giờ chiều. Trước khi ăn thêm các bữa nhẹ khác, bạn nên uống một cốc nước lớn để kiểm tra mình có thực sự đói không.

4. Ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân tăng cân

Thiếu ngủ dẫn ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát cơn đói.
Thiếu ngủ dẫn ảnh hưởng đến bộ phận kiểm soát cơn đói trong cơ thể.

Giấc ngủ là một trong những nguyên nhân quyết định cơn đói của bạn. Nếu ngủ đủ giấc, bạn sẽ thấy thoải mái và thực hiện chế độ ăn đúng đắn. Đồng thời ngủ không đủ thời gian làm ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cơn đói. Từ đó, dẫn đến cảm giác thèm ăn thường xuyên và không thấy đủ thỏa thuê sau bữa ăn.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên giữ cho mình giấc ngủ khoảng 7-9 giờ/đêm.

5. Chế độ ăn kiêng

Trong thời gian giãn cách, bạn có thể tạm bỏ qua chế độ ăn kiêng để cơ thể có đủ chất. Bạn phải đảm bảo những bữa ăn lành mạnh.Các chuyên gia dinh dưỡng cũng ủng hộ ăn uống điều độ cả ngày. Bạn có thể cho phép bản thân ăn một chút đồ ngọt giàu năng lượng như socola sau bữa trưa để kiểm soát cơn thèm đồ ăn, mà không bị tăng cân.

6. Chất dinh dưỡng đa lượng

Cảm giác no hay thỏa thuê sau bữa ăn đến từ việc xây dựng thực đơn hợp lý. Nếu thường xuyên ăn đồ ăn vặt, bánh, kẹo hay nước ngọt… bạn dễ cảm thấy thèm ăn liên tục. Những thực phẩm này không đủ chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Do đó, bạn thường không thấy đủ sau khi ăn và lại tìm đến đồ ăn khác.

Một phần ăn hợp lý gồm 1/2 rau hoặc salad, 1/4 thức ăn chứa protein nạc và 1/4 thức ăn chứa chất bột phức hợp.

Chế độ ăn uống lành mạnh gồm 1/2 là rau xanh hoặc chất xơ.
Chế độ ăn uống lành mạnh gồm 1/2 là rau xanh hoặc chất xơ.

7. Uống nhiều chất kích thích tăng cảm giác thèm ăn và dễ làm cơ thể tăng cân

Việc giãn cách nhàm chán dễ dàng làm cho chúng ta tăng lượng rượu, bia nạp vào cơ thể. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết những đồ uống này chỉ khiến bạn thấy đói hơn. Thay vào đó, bạn nên đổi sang uống nước lọc nếu muốn kiểm soát cơn đói.

Việc uống rượu, bia chỉ nên duy trì tối đa 1 đến 2 lần/tuần giống khi không giãn cách.

Theo zingnews

Xem thêm: